banner

Trang được xây dựng với nội dung giải trí dành cho tuổi thơ, giúp các bé hiểu biết thêm về ngôn ngữ, lịch sử, sự vật đời sống... thông qua các câu truyện Cổ tích, Truyền thuyết dân gian, nghệ thuật vẽ tranh, hài hước... từng bước xây dựng nền tảng trí tuệ cho bé. Trang cũng dành một phần nội dung cho bậc làm cha mẹ như: Đặt tên cho con - Tưởng dễ mà khó, sứ khỏe, nấu ăn, bài thuốc hay... Chúc các bé cùng phụ huynh thư giãn vui khỏe! Bé nào muốn có tranh, video, vui cười... muốn đăng lên trang này, nhờ bố mẹ gửi vào hộp thư: phungban@gmail.com để duyệt nội dung trước khi được đăng nhé!
Bài ngẫu nhiên
Bé nào có tranh đẹp, video hay, vui cười,... muốn đăng trên trang này thì nhờ bố mẹ gửi vào hộp thư: phungban@gmail.com để duyệt trước khi được đăng.
25 tháng 8, 2012

Món ăn, vị thuốc hay cho sĩ tử

Vào mùa thi, lo cho con cái ăn uống làm sao để giúp ôn và thi đạt kết quả tốt nhất luôn là mối quan tâm của các bậc cha mẹ. Ăn gì, uống gì để vừa bảo đảm tính khoa học vừa hợp khẩu vị con trẻ trong điều kiện kinh tế hiện nay quả thực không phải dễ. Dưới đây, xin giới thiệu công thức chế biến một số món ăn tiêu biểu, rất có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ và dễ làm để các bậc phụ huynh tham khảo và vận dụng.
Bài 1: Óc heo 1 bộ, kỷ tử 15 g, cả hai cùng đem hấp cách thủy rồi chế gia vị, ăn nóng, mỗi tuần dùng 2 lần. Nếu cho thêm hoài sơn (củ mài) 15 g, long nhãn 15 g hấp cùng thì càng tốt.

Công dụng ích thận dưỡng huyết, bổ não ích trí làm tăng năng lực ghi nhớ. Đây là một trong những ví dụ điển hình của thuyết “dĩ tạng bổ tạng” của y học cổ truyền (lấy não bổ não).



Món ngon cho sĩ tử. (Ảnh minh họa)


Theo đông y, não heo vị ngọt, tính bình có công dụng bổ cốt tủy, ích hư lão, thường được dùng để chữa các chứng tâm can suy nhược (suy nhược thần kinh), kiện vong (hay quên), thất miên (mất ngủ), đầu thống (đau đầu), huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt)... Kỷ tử vị ngọt, tính bình có công dụng bổ can thận, sinh tinh dưỡng huyết và làm sáng mắt. Hai vị phối hợp với nhau tạo nên công năng bổ dưỡng trí não rất tốt. Tuy nhiên, với trẻ thừa cân, béo phì và có hội chứng rối loạn lipid máu thì không nên dùng bài này.

Bài 2: Trứng chim cút 20 quả, thục địa 20 g, kỷ tử 30 g, sơn thù 30 g, hoài sơn 30 g, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Trứng chim luộc chín, bóc vỏ rồi cho cùng các vị vào nồi đất với lượng nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi hạ lửa nhỏ hầm kỹ chừng 60 phút là được. Chế đủ gia vị, ăn trứng, uống nước mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 quả.

Trong thực liệu y học cổ truyền, chim cút được coi là “nhân sâm động vật”. Trứng chim cút vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ ngũ tạng, ích khí huyết và làm mạnh gân cốt. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh trứng chim cút có giá trị dinh dưỡng rất cao, vượt xa các loại trứng gia cầm khác với lượng protid, lipid, sinh tố và các nguyên tố vi lượng rất phong phú. Sự phối hợp trứng chim cút với vị thuốc bổ của đông y (thục địa và kỷ tử bổ huyết ích âm) tạo nên một món ăn - bài thuốc có tác dụng bổ dưỡng độc đáo, rất có ích cho hoạt động trí não.

Bài 3: Cá trắm 1 con, viễn trí 10g, thạch xương bồ 12 g, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Cá trắm đánh vảy, bỏ nội tạng, rửa sạch rồi cho các vị thuốc vào trong bụng, ướp gia vị rồi đem kho nhừ bằng nồi đất. Khi chín, bỏ bã thuốc, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Ích khí bổ hư, kiện tâm an thần, nâng cao năng lực hoạt động trí não. Lưu ý trước khi chế biến cần loại bỏ mật vì mật cá trắm rất độc.

Trà dược giúp kiện não ích trí

Ngũ vị tử 6 g, kỷ tử 24 g, toan táo nhân 8 g. Tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được. Cho thêm chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.

Đây là bài thuốc giúp định tâm an thần, kiện não ích trí, dùng làm đồ uống rất tốt cho sĩ tử trong mùa thi, những người suy giảm trí nhớ, ngủ kém, hay mê mộng, hoa mắt, chóng mặt... Trong bài thuốc này, ngũ vị tử có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh, cải thiện trí lực, nâng cao hiệu suất làm việc; toan vị tử để điều tiết hoạt động của hệ thần kinh, tái lập cân bằng giữa hưng phấn và ức chế; kỷ tử bổ thận dưỡng can, an thần ích trí. Ba vị thuốc phối hợp với nhau tạo nên công dụng cường thân ích trí độc đáo của loại trà thuốc này.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể dùng nấm linh chi mỗi ngày 5 g, hãm cho con uống đơn thuần như trà hoặc phối hợp với các vị thuốc trong bài trà dược giúp kiện não ích trí. Nấm linh chi có tác dụng dưỡng tâm, an thần, ích khí bổ huyết, kiện não ích trí khá tốt. Để cho dễ uống, có thể pha thêm chút đường phèn hoặc mật ong.
Theo BS Hoàng Khánh Toàn (Người lao động)
  • Nhận xét bằng Blogger
  • Nhận xét bằng Facebook
Item Reviewed: Món ăn, vị thuốc hay cho sĩ tử Rating: 5 Reviewed By: PHÙNG BẢO KIÊN