Lê Quý Đôn tự cho mình là người hay chữ nhất vùng Thái Bình. Một hôm làng có hội, một vị lão nho nhờ Lê Quý Đôn viết hộ vào dải lụa một vế đối. Lê Quý Đôn cầm bút chờ...
Ông cụ ung dung đọc: "Tri", Lê Quý Đôn ngỡ ngàng và lúng túng không biết viết thế nào. Cụ lại nhắc lại "Tri", LQĐ vẵn cầm bút, vì trong chữ Hán có nhiều chữ "Tri" đồng âm dị nghĩa. Đọc đến lần thứ ba mà Lê Quý Đôn vẫn chưa viết được chữ "Tri", lòng cảm thấy xấu hổ. Thấy vậy cụ nho liền cười và đọc cả câu:
"Tri chi dĩ vi tri. Bất tri dĩ vi bất tri. Thị tri."
Nghĩa là: Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Như thế mới là biết.
Lê Quý Đôn liền hạ bút, đến quỳ lạy trước cụ già, tạ lỗi.
Ông cụ ung dung đọc: "Tri", Lê Quý Đôn ngỡ ngàng và lúng túng không biết viết thế nào. Cụ lại nhắc lại "Tri", LQĐ vẵn cầm bút, vì trong chữ Hán có nhiều chữ "Tri" đồng âm dị nghĩa. Đọc đến lần thứ ba mà Lê Quý Đôn vẫn chưa viết được chữ "Tri", lòng cảm thấy xấu hổ. Thấy vậy cụ nho liền cười và đọc cả câu:
"Tri chi dĩ vi tri. Bất tri dĩ vi bất tri. Thị tri."
Nghĩa là: Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Như thế mới là biết.
Lê Quý Đôn liền hạ bút, đến quỳ lạy trước cụ già, tạ lỗi.