banner

Trang được xây dựng với nội dung giải trí dành cho tuổi thơ, giúp các bé hiểu biết thêm về ngôn ngữ, lịch sử, sự vật đời sống... thông qua các câu truyện Cổ tích, Truyền thuyết dân gian, nghệ thuật vẽ tranh, hài hước... từng bước xây dựng nền tảng trí tuệ cho bé. Trang cũng dành một phần nội dung cho bậc làm cha mẹ như: Đặt tên cho con - Tưởng dễ mà khó, sứ khỏe, nấu ăn, bài thuốc hay... Chúc các bé cùng phụ huynh thư giãn vui khỏe! Bé nào muốn có tranh, video, vui cười... muốn đăng lên trang này, nhờ bố mẹ gửi vào hộp thư: phungban@gmail.com để duyệt nội dung trước khi được đăng nhé!
Bài ngẫu nhiên
Bé nào có tranh đẹp, video hay, vui cười,... muốn đăng trên trang này thì nhờ bố mẹ gửi vào hộp thư: phungban@gmail.com để duyệt trước khi được đăng.
22 tháng 8, 2013

Chụp ảnh bình minh và hoàng hôn




Kỹ thuật chụp ảnh bình minh và hoàng hônCảnh bình minh hay hoàng hôn đều có sức cuốn hút kỳ lạ với các nhà nhiếp ảnh. Họ thường ít khi bỏ qua những sớm mai trong lành hay buổi chiều nắng đẹp ở nơi họ dừng chân. Kỹ thuật chụp hai thời khắc này tương đối giống nhau. Những gợi ý sau sẽ giúp bạn có các bức ảnh đẹp.
Chuẩn bị kỹ trước khi chụp



Đôi khi, chụp ảnh một cách tự nhiên, không có quá nhiều suy nghĩ, sắp đặt hay lúc những cảm xúc xuất hiện bất ngờ... có thể phá vỡ tất cả những ý định trước đó để có những bức ảnh đẹp ngoài dự kiến.


Nói vậy không phải không cần sự chuẩn bị trước khi chụp. Nếu có điều kiện nên tìm hiểu vị trí tốt nhất có thể chụp trước đó một ngày, kỹ hơn thì bạn có thể thử nghiệm trong 1-2 ngày ở nhiều vị trí khác nhau để tìm ra được vị trí tốt nhất.


Hãy tìm nơi mà bạn không chỉ có thể thấy được cảnh mặt trời lên hay xuống, mà còn có thể quan sát được các bóng đổ, các nền tối trên một bầu trời rực rỡ hay các yếu tố thú vị khác mà bạn thấy được. Do thời gian mọc và lặn của mặt trời chỉ kéo dài khoảng nửa tiếng, nên bạn phải chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành chụp để tránh bỏ lỡ các khoảnh khắc đẹp.






Lưu ý đến thời tiết, với các điều kiện khác nhau thì các ánh sáng chiếu từ mặt trời cũng rất khác nhau, bạn đừng nghĩ những gì bạn bỏ lỡ hôm nay thì có thể tìm thấy trong ngày mai. Đừng chỉ chọn các ngày thời tiết đẹp, trời trong xanh ít mây, những bức ảnh ấn tượng thường được chụp khi mặt trời chiếu vào các đám mây, gây ra các hiệu ứng ánh sáng lạ mắt. Những ngày có khói hay bụi trong không khí cũng chính là những ngày tuyệt vời để có các bức ảnh lạ.




Dưới ánh sáng của mặt trời, mây sẽ làm cho bức ảnh của bạn ấn tượng hơn

Hãy kiểm tra thật kỹ các thiết bị cần mang theo: chân máy, pin dự phòng, các ống kính với nhiều tiêu cự khác nhau…


Kỹ thuật chụp ảnh bình minh và hoàng hôn


Chụp hình ở nhiều tiêu cự khác nhau: ống kính góc rộng cho cảm giác cảnh sâu rộng, trong khi đó nếu muốn chụp mặt trời thật lớn thì phải cần một ống kính tele có tiêu cự từ 200mm.


Bóng đen không thể thiếu khi chụp cảnh hoàng hôn hay bình minh và là điểm nhấn trong bức ảnh. Hãy thêm vào bức ảnh các bóng cây, núi non, con người… để làm cho bức ảnh thêm sinh động.


Luôn ghi nhớ quy tắc 1/3 trong ảnh khi chụp bình minh hay hoàng hôn. Tuy vậy, không nhất thiết phải luôn tuân theo quy tắc này, phá vỡ quy tắc khi có thể để tạo ra các bố cục ảnh lạ.




Lưu ý: nhìn trực tiếp mặt trời luôn nguy hiểm đối với mắt của bạn dù là nhìn qua ống ngắm, nên sử dụng tính năng Live View để bảo vệ đôi mắt của bạn.



Kỹ thuật phơi sáng.



Chụp nhiều ảnh có các giá trị phơi sáng khác nhau: nếu bạn để cho máy ảnh quyết định tất cả mọi việc thì chắc chắn bạn sẽ không chụp được các bức ảnh có ánh sáng đẹp. Do máy ảnh không hiểu được như thế nào là đẹp hay nghệ thuật, máy ảnh chỉ hiểu làm sao cho đúng sáng là đủ, nên thay vì chọn chế độ chụp tự động thì bạn hãy chuyển sang chế độ ưu tiên tốc độ màn trập sau đó nhanh chóng thử với các giá trị phơi sáng khác nhau.



Gợi ý: chuyển máy sang chế độ ưu tiên màn trập, sau đó bắt đầu với tốc độ chụp tương đối nhanh, sau đó giảm dần tốc độ chụp xuống


Điều hấp dẫn trong kỹ thuật chụp hoàng hôn và bình minh là không có quy định giá trị phơi sáng nào là phù hợp do đó bạn phải tự cảm nhận ánh sáng trong bức ảnh của mình. Nên nhớ rằng các giá trị phơi sáng khác nhau (khẩu độ, tốc độ màn trập) sẽ cho ra các bức ảnh với các kết quả khác nhau, đây cũng là cơ hội để bạn thể nghiệm các hiệu ứng của khẩu độ và tốc độ mang lại cho bức ảnh.






Sử dụng chức năng Automatic Exposure Bracketing (AEB). Khi chọn chức năng này, bạn sẽ chụp được cùng lúc ba bức ảnh khác nhau mà không cần phải thay đổi bất cứ cài đặt nào để chọn ra bức ảnh đẹp nhất. Chức năng này có hầu hết trong các máy DSLR.



Ảnh HDR tạo ra bằng cách ghép các ảnh có độ phơi sáng khác nhau


Không sử dụng chế độ cân bằng trắng tự động. Khi để chế độ cân bằng trắng tự động, bạn có nguy cơ mất đi các tông màu ấm áp của cảnh mặt trời mọc hay lặn. Thay chế độ cân bằng trắng tự động bằng các chế độ cân bằng trắng khác hay tăng nhiệt độ màu lên để thấy sự khác biệt.




Tăng nhiệt độ K lên để cho khung cảnh ấm áp hơn.

Các lưu ý khi chụp ảnh bình minh hoàng hôn


Chân máy: nếu bạn chụp ở tiêu cự dài hay thời gian chụp lâu thì chân máy sẽ đảm bảo hình ảnh của bạn không bị nhòe do rung tay khi chụp.


Lấy nét tay: đôi khi chụp trong ánh sáng quá mạnh hay quá yếu việc lấy nét trở nên khó khăn, bạn nên chuyển sang lấy nét tay.


Luôn quan sát xung quanh: cảnh đẹp của hoàng hôn hay bình minh không chỉ có mặt trời mà còn có màu sắc ấm áp và ánh sáng đẹp. Hãy luôn quan sát xung quanh để tìm thêm ý tưởng sáng tác.


  • Nhận xét bằng Blogger
  • Nhận xét bằng Facebook
Item Reviewed: Chụp ảnh bình minh và hoàng hôn Rating: 5 Reviewed By: PHÙNG BẢO KIÊN