Ngày xưa, về đời nhà Trần, ở đất Nam Định, có An Sinh vương phu nhân, chồng là anh ruột của vua Trần Thái Tôn. Một đêm, bà nằm mơ thấy có một vị thiên thần tinh vàng tướng ngọc, tự xưng là Thanh Tiên Đồng Tử, theo lệnh Ngọc Hoàng xuống đầu thai.
Sau đó bà thụ thai, đến lúc lâm bồn, có hào quang toả sáng rực cả nhà, mùi hương thơm ngào ngạt. Bà hạ sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Trần Quốc Tuấn. Trần Quốc Tuấn thông minh rất sớm. Mới lên 5 tuổi đã biết làm thơ, có óc lãnh đạo, thường bày trò chơi bát trận. Lớn lên, càng học giỏi, tinh thông nhiều sách thánh hiền và cổ nhân, tinh thông lục thao tam lược, văn võ toàn tài.
Thuở ấy, dân tộc Mông Cổ làm bá chủ toàn cõi Trung Hoa, tràn chiếm một phần lớn Đông Âu, thâu tóm cả lục địa Á Châu. Thế lực của quân Mông Cổ mạnh mẽ như vũ bão, cuồng phong. Vó ngựa của quân Mông Cổ phi đến đâu, thì cỏ nơi ấy không mọc đựơc nữa. Đại quân nhà Nguyên mạnh như bão, như lửa, đã tiến về phương Nam của dân tộc Việt, tính thôn tính cả vùng Đông Nam Á, để thực hiện mộng làm bá chủ toàn cầu của lãnh tụ Mông Cổ: Thành Cát Tư Hãn.
Nước Nam bé nhỏ, như con châu chấu chống bánh xe khổng lồ ở phương Bắc. Tuy nhiên, 3 lần quân Nguyên tràn sang đất Việt, đều hoảng hồn quay về. Tướng Trần Quốc Tuấn đã thống suất binh sĩ, cùng dân chúng một lòng cương quyết, đánh bật quân ngoại xâm ra khỏi bờ cõi Việt. Quân Mông Cổ từng "trăm trận trăm thắng", đã thảm bại kéo quân trở về. Họ rất nể sợ uy danh của Trần Quốc Tuấn, không dám nhắc tên ông, chỉ gọi là Hưng Đạo Vương.
Khi tướng nhà Nguyên là Thoát Hoan kéo quân sang đánh nước Việt lần thứ 2, có mang theo một tỳ tướng tên là Bá Linh, tức Phạm Nhan, có tài yêu thuật. Trần Hưng Đạo lập trận cửa cung phá được, bắt sống Phạm Nhan. Kỳ lạ thay, binh sĩ Việt dùng gươm chém thế nào Phạm Nhan cũng không chết. Trần Hưng Đạo phải dùng Thần Kiếm mới giết được hắn.
Tục truyền rằng, khi tên yêu thuật Phạm Nhan chết đi, thường hiện thành ma quỷ về phá rối đàn bà con gái. Dân chúng gọi là "tà Phạm Nhan", phải nhờ đến uy linh của Hưng Đạo Vương mới trừ khử được.
Về già, Trần Hưng Đạo trí sĩ ở Vạn Kiếp. Ông được vua tôn kính phong làm Thái Sư Thượng Phụ Hưng Đạo Đại Vương, lập miếu sinh từ ở Vạn Kiếp và khắc văn bia để ghi nhớ công đức của Ngài. Hưng Đạo Vương đã soạn ra quyển Binh Thư Yếu Lược, và lập ra cửa đồ cửu cung bát quái thần diệu vô cùng.
Ngoài 70 tuổi, Hưng Đạo Vương mất. Dân chúng ghi nhớ công đức của Ngài, hàng năm đến ngày huý nhật 20.8, thiện nam tín nữ đông đảo đi trảy hội Vạn Kiếp, lễ đền thờ Trần Hưng Đạo rất đông. Ở nhiều nơi khác trong nước, dân chúng cũng lập đền thờ Đức Thánh Trần để cậy uy linh của Ngài trừ tà ma.
Sau đó bà thụ thai, đến lúc lâm bồn, có hào quang toả sáng rực cả nhà, mùi hương thơm ngào ngạt. Bà hạ sinh ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Trần Quốc Tuấn. Trần Quốc Tuấn thông minh rất sớm. Mới lên 5 tuổi đã biết làm thơ, có óc lãnh đạo, thường bày trò chơi bát trận. Lớn lên, càng học giỏi, tinh thông nhiều sách thánh hiền và cổ nhân, tinh thông lục thao tam lược, văn võ toàn tài.
Thuở ấy, dân tộc Mông Cổ làm bá chủ toàn cõi Trung Hoa, tràn chiếm một phần lớn Đông Âu, thâu tóm cả lục địa Á Châu. Thế lực của quân Mông Cổ mạnh mẽ như vũ bão, cuồng phong. Vó ngựa của quân Mông Cổ phi đến đâu, thì cỏ nơi ấy không mọc đựơc nữa. Đại quân nhà Nguyên mạnh như bão, như lửa, đã tiến về phương Nam của dân tộc Việt, tính thôn tính cả vùng Đông Nam Á, để thực hiện mộng làm bá chủ toàn cầu của lãnh tụ Mông Cổ: Thành Cát Tư Hãn.
Nước Nam bé nhỏ, như con châu chấu chống bánh xe khổng lồ ở phương Bắc. Tuy nhiên, 3 lần quân Nguyên tràn sang đất Việt, đều hoảng hồn quay về. Tướng Trần Quốc Tuấn đã thống suất binh sĩ, cùng dân chúng một lòng cương quyết, đánh bật quân ngoại xâm ra khỏi bờ cõi Việt. Quân Mông Cổ từng "trăm trận trăm thắng", đã thảm bại kéo quân trở về. Họ rất nể sợ uy danh của Trần Quốc Tuấn, không dám nhắc tên ông, chỉ gọi là Hưng Đạo Vương.
Khi tướng nhà Nguyên là Thoát Hoan kéo quân sang đánh nước Việt lần thứ 2, có mang theo một tỳ tướng tên là Bá Linh, tức Phạm Nhan, có tài yêu thuật. Trần Hưng Đạo lập trận cửa cung phá được, bắt sống Phạm Nhan. Kỳ lạ thay, binh sĩ Việt dùng gươm chém thế nào Phạm Nhan cũng không chết. Trần Hưng Đạo phải dùng Thần Kiếm mới giết được hắn.
Tục truyền rằng, khi tên yêu thuật Phạm Nhan chết đi, thường hiện thành ma quỷ về phá rối đàn bà con gái. Dân chúng gọi là "tà Phạm Nhan", phải nhờ đến uy linh của Hưng Đạo Vương mới trừ khử được.
Về già, Trần Hưng Đạo trí sĩ ở Vạn Kiếp. Ông được vua tôn kính phong làm Thái Sư Thượng Phụ Hưng Đạo Đại Vương, lập miếu sinh từ ở Vạn Kiếp và khắc văn bia để ghi nhớ công đức của Ngài. Hưng Đạo Vương đã soạn ra quyển Binh Thư Yếu Lược, và lập ra cửa đồ cửu cung bát quái thần diệu vô cùng.
Ngoài 70 tuổi, Hưng Đạo Vương mất. Dân chúng ghi nhớ công đức của Ngài, hàng năm đến ngày huý nhật 20.8, thiện nam tín nữ đông đảo đi trảy hội Vạn Kiếp, lễ đền thờ Trần Hưng Đạo rất đông. Ở nhiều nơi khác trong nước, dân chúng cũng lập đền thờ Đức Thánh Trần để cậy uy linh của Ngài trừ tà ma.