"Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nước non vẫn nước non nhà...". Âm vang của lịch sử đang khơi dậy tinh thần dân tộc, động lực chủ yếu của sự nghiệp dựng nước và giữ nước bao đời ông cha truyền lại.
"Nước non vẫn nước non nhà", song tinh thần ấy, động lực ấy đang được nâng lên trong bối cảnh thế giới mới khi mà dân tộc, sự tự khẳng định của bản sắc, ý thức, quyền hạn, lợi ích và trách nhiệm dân tộc đã là xu hướng lớn của thời đại. Trên ý nghĩa đó, "Giỗ Tổ Hùng Vương" càng tô đậm thêm nét văn hóa đậm đà của ngày kỷ niệm hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc 32 năm trước.
Trong sâu thẳm tâm thức của người Việt, ý thức về nguồn cội chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt. "Con người có tổ có tông, như cây có gốc, như sông có nguồn". 32 năm sau ngày thống nhất đất nước, ngày "Giỗ Tổ Hùng Vương" được xem là quốc lễ, người lao động ăn lương được nghỉ làm việc. Có lẽ đây là một nét độc đáo trong đời sống văn hóa Việt Nam. Thật ra thì không phải bây giờ mới có quyết định đó. Năm 1946, ngày "Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba", viên chức nhà nước đã được nghỉ theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng rồi sau đó không thực hiện được vì hoàn cảnh kháng chiến.
Trong bối cảnh mới của đất nước, phục hồi lại ngày nghỉ lễ đó càng có ý nghĩa đánh thức niềm tự hào về bề dày lịch sử: "Thời đại Hùng Vương, thời đại Đông Sơn là một tổng hợp lớn của lịch sử đã làm nên một Văn Lang, một Âu Lạc, một nước, một nhà nước đầu tiên. Để từ đó, bên tình làng còn nghĩa nước, bên đồng hương còn có đồng bào. Và từ đó, một lòng yêu nước Việt Nam, một lòng yêu nước bất khả chiến bại" (*). Trong sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngày Giỗ Tổ năm nay kề sát với kỷ niệm 30/4 lịch sử, càng khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc của mỗi một người Việt Nam yêu nước, trong đó có hơn 3 triệu người đang sống ở nước ngoài.
Năm tháng trôi qua, 32 năm nhìn lại kể từ ngày non sông quy về một mối, với tiến trình hội nhập đi vào chiều sâu, song chưa lúc nào thế và lực của đất nước ta thuận lợi cho sự phát triển để sống hòa hiếu với các nước láng giềng anh em, với khu vực và thế giới như hiện nay. Sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới, với những tương quan quốc tế mới, những mối quan hệ đa phương và song phương trong thế và lực mới đó, đất nước ta có đủ điều kiện để phát huy bản lĩnh truyền thống từ thời Vua Hùng dựng nước. Đó là bản lĩnh của ông cha ta, "bậc thầy của nghệ thuật tồn tại bên cạnh một đế chế khổng lồ nhất thế giới. Nhưng cốt cách Việt Nam vẫn là một cốt cách không Trung Hoa, một cốt cách vẫn gần gũi với thế giới sinh thái nhân văn Đông Nam Á" (*). Mối quan hệ hữu nghị đoàn kết Việt - Trung, quan hệ hữu nghị đặc biệt với Lào và Campuchia, vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN càng làm nổi bật "cốt cách" đó. Điều này đã tô đậm thêm bài học lịch sử.
Ông cha ta đã từng từ bỏ cái gốc văn hóa Đông Nam Á, để tiếp nhận nền "văn hóa Hán hóa", nhằm tạo ra một nhà nước mạnh khả dĩ có thể chống chọi lại với họa xâm lược đến từ một nước khổng lồ với chính nền văn hóa đó. Đó là một quyết định dũng cảm và sáng suốt. Vì, vào lúc ấy, cái gốc văn hóa Đông Nam Á tuy uyển chuyển và mềm dẻo song phân tán, không đủ mạnh để chống trả sự bành trướng của thế lực xâm lược nói trên. Sau nhiều thế kỷ xây dựng một nhà nước tập quyền mạnh, ông cha ta lại thực hiện một bước chuyển đổi táo bạo mới, "phi Hán hóa", trở về lại cái "gốc Nam" của mình, "vừa cứng theo lối Hán vừa mềm theo lối Việt nhằm tạo nên một sức mạnh uyển chuyển rất độc đáo và hiệu quả". Sự chuyển đổi sáng suốt đó được khởi đầu từ Nguyễn Hoàng, thực hiện tư tưởng chiến lược của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hoành sơn nhất đái. Vạn đại dung thân". Trên hành trình xuôi về phương Nam, các chúa Nguyễn ở "Đàng Trong" đã biết dần dần thoát khỏi thế thuần nông của nền kinh tế lạc hậu, bước đầu mở rộng hoạt động thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, mà Hội An là một minh chứng. Khái niệm "chuyển dịch cơ cấu kinh tế” mà hiện nay đang là thời thượng, như là một tri thức mới cần phải biết, thì cách đây ba trăm năm, ông cha ta đã thực hiện trên dải đất phương Nam, tạo ra được một động lực mới, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử. Xét cho cùng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế chính là chuyển đổi một cách nghĩ, là "đổi mới tư duy", là có một đầu óc mới, tầm nhìn mới về giữ nước và dựng nước. Đó chính là bản lĩnh văn hóa của người gánh vác sứ mệnh đất nước trao cho.
Vả chăng, như sự phân tích của Cao Huy Thuần: "Nam tiến là gì nếu không phải là dời xa vùng ảnh hưởng? Nếu không phải là kéo dài lục địa để tiến về phía biển, tiến sâu vào châu Á hải đảo... thực hiện một cuộc di dân vĩ đại, để khai thác một vùng đất hứa mênh mông... Một chế độ chính trị xây dựng trên một dân cư vừa cũ vừa mới, vừa cứ mới thêm mãi, trên một lãnh thổ mà hôm qua còn mới tinh và ngày mai còn hứa hẹn tinh khôi hơn nữa, một chế độ chính trị xây dựng trên hai ẩn số căn bản biến chuyển như thế - dân cư và lãnh thổ - chắc chắn phải có những sắc thái mới mà lịch sử chưa nghiên cứu kỹ, thì đã mất nước rồi. Nhưng ít nhất chúng ta phải thấy một điều hiển nhiên: với Nguyễn Hoàng, một nửa Việt Nam là mới tinh khôi và luôn luôn mới. Địa lý mới, dân cư mới, khí hậu mới, sông núi biển đều mới, phong hóa mới, văn hóa mới, ai dám nghĩ rằng đầu óc vẽ ra một cuộc trường chinh như thế không phải là mới?
"Vạn đại dung thân" là gì, nếu không phải là thấy chiến lược bừng sáng trong đầu về một chân trời mới mở rộng ra trước mắt, không phải cho một đời Nguyễn Hoàng, mà cho ngàn ngàn đời một dân tộc thường xuyên đi tìm lối thoát khỏi một vị thế địa dư trứng nằm dưới đá?" (**).
Quả là cụ Trạng Trình đã có một tầm nhìn chiến lược, xuyên lịch sử, xuyên không gian và thời gian, đến tận nay vẫn đầy sức thuyết phục.
Mà như đã trình bày ở trên, cội nguồn của tư tưởng chiến lược ấy chính là bản lĩnh văn hóa, là nội dung của văn hóa theo đúng ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Đó là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc từng hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta. Chính sức sống mãnh liệt đó đã đưa đất nước vượt qua những trở lực tưởng chừng không thể vượt qua được. Đương nhiên, trong nền văn hóa ấy, cũng trầm tích những khuyết tật yếu kém của con người Việt Nam cần phải dám thẳng thắn và mạnh dạn chỉ ra để tìm cách khắc phục, điều đã từng được nhiều lần nói đến. Cho nên, văn hóa, sức mạnh của "văn hiến" - văn hóa và hiền tài, là bài học dựng nước cũng như bài học giữ nước của muôn đời mà ông cha ta đã truyền dạy cho mọi thế hệ Việt Nam. Phải bằng sức mạnh ấy mới đủ sức chủ động đi vào chiều sâu của phát triển và hội nhập. Bởi lẽ, thử thách của "hậu WTO" là thử thách của trình độ kinh tế, nhưng quan trọng hơn, sâu xa hơn và cũng là cơ bản hơn, là thử thách về bản lĩnh văn hóa, về sức mạnh văn hóa của dân tộc.
Thấy cho rõ, thấy cho sâu chiều cạnh văn hóa, nhận cho ra cột mốc của sự chọn lựa văn hóa và thay đổi tâm thế của dân tộc, mạnh dạn hướng ra biển, thay "tầm nhìn ao hồ, sông rạch" bằng "tầm mắt đại dương" mới đủ can trường và nhẫn nại bồi đắp, rèn luyện bản lĩnh ấy, bản lĩnh văn hóa.
Cho nên, gia nhập WTO, không đơn thuần chỉ để là "ngôi sao mới nổi trên bầu trời thương mại thế giới", cho dù chẳng có bức trường thành nào ngăn cách giữa "bầu trời thương mại" với "bầu trời chính trị", "bầu trời văn hóa". Phải thấy cho ra, gia nhập WTO ghi nhận một cột mốc văn hóa. Từ "ao làng" ra "biển lớn", ý nghĩa của cột mốc này vượt xa nội dung kinh tế, ghi nhận một chuyển biến mạnh mẽ về tâm thức của dân tộc: vươn ra biển lớn, khắc phục nỗi "sợ say sóng", cứ khư khư bám lấy cái "ao làng" nhỏ hẹp! Cả một đất nước đang chuyển mình đón nhận thử thách mới.
Vận hội mới nằm ngay trong sự thử thách này, thử thách bản lĩnh văn hóa Việt Nam, thử thách cả người cầm lái lẫn người cầm chèo! Chính trong những thử thách ấy, bản lĩnh của con người Việt Nam, sức mạnh vốn có của văn hóa Việt Nam cần phải được nhận thức sâu sắc và phát huy mạnh mẽ. Cái mạnh sẽ được thể hiện, đồng thời cái yếu cũng sẽ bộc lộ ra. Chỉ trên cái "nền tảng tinh thần của đời sống xã hội" như Đại hội X đã chỉ ra về vai trò của văn hóa mà triển khai nhiệm vụ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng bộ với các hoạt động khác, thì mới có được sự phát triển bền vững.
Phải chăng sự trùng hợp ngẫu nhiên của ngày Giỗ Tổ cận kề với ngày 30/4 càng làm cho âm vang lịch sử thêm sống động trong tư tưởng và tình cảm của mọi người Việt Nam trong và ngoài nước, thức dậy và nâng lên niềm tự hào, gắn bó với sự nghiệp của ông cha bao đời tạo dựng, cùng nhau phấn đấu rửa bằng được cái nhục của nước chậm phát triển, đưa dân tộc bứt lên sánh vai cùng bè bạn, làm rạng rỡ sự nghiệp của Vua Hùng để lại.
(*) Trần Quốc Vượng - Theo dòng lịch sử, NXB Văn Hóa - Hà Nội 1996. tr.11 và tr.7
(**) Cao Huy Thuần - Thế giới quanh ta, NXB Đà Nẵng - 2006. tr.355
"Nước non vẫn nước non nhà", song tinh thần ấy, động lực ấy đang được nâng lên trong bối cảnh thế giới mới khi mà dân tộc, sự tự khẳng định của bản sắc, ý thức, quyền hạn, lợi ích và trách nhiệm dân tộc đã là xu hướng lớn của thời đại. Trên ý nghĩa đó, "Giỗ Tổ Hùng Vương" càng tô đậm thêm nét văn hóa đậm đà của ngày kỷ niệm hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc 32 năm trước.
Trong sâu thẳm tâm thức của người Việt, ý thức về nguồn cội chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt. "Con người có tổ có tông, như cây có gốc, như sông có nguồn". 32 năm sau ngày thống nhất đất nước, ngày "Giỗ Tổ Hùng Vương" được xem là quốc lễ, người lao động ăn lương được nghỉ làm việc. Có lẽ đây là một nét độc đáo trong đời sống văn hóa Việt Nam. Thật ra thì không phải bây giờ mới có quyết định đó. Năm 1946, ngày "Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba", viên chức nhà nước đã được nghỉ theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng rồi sau đó không thực hiện được vì hoàn cảnh kháng chiến.
Trong bối cảnh mới của đất nước, phục hồi lại ngày nghỉ lễ đó càng có ý nghĩa đánh thức niềm tự hào về bề dày lịch sử: "Thời đại Hùng Vương, thời đại Đông Sơn là một tổng hợp lớn của lịch sử đã làm nên một Văn Lang, một Âu Lạc, một nước, một nhà nước đầu tiên. Để từ đó, bên tình làng còn nghĩa nước, bên đồng hương còn có đồng bào. Và từ đó, một lòng yêu nước Việt Nam, một lòng yêu nước bất khả chiến bại" (*). Trong sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngày Giỗ Tổ năm nay kề sát với kỷ niệm 30/4 lịch sử, càng khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc của mỗi một người Việt Nam yêu nước, trong đó có hơn 3 triệu người đang sống ở nước ngoài.
Năm tháng trôi qua, 32 năm nhìn lại kể từ ngày non sông quy về một mối, với tiến trình hội nhập đi vào chiều sâu, song chưa lúc nào thế và lực của đất nước ta thuận lợi cho sự phát triển để sống hòa hiếu với các nước láng giềng anh em, với khu vực và thế giới như hiện nay. Sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới, với những tương quan quốc tế mới, những mối quan hệ đa phương và song phương trong thế và lực mới đó, đất nước ta có đủ điều kiện để phát huy bản lĩnh truyền thống từ thời Vua Hùng dựng nước. Đó là bản lĩnh của ông cha ta, "bậc thầy của nghệ thuật tồn tại bên cạnh một đế chế khổng lồ nhất thế giới. Nhưng cốt cách Việt Nam vẫn là một cốt cách không Trung Hoa, một cốt cách vẫn gần gũi với thế giới sinh thái nhân văn Đông Nam Á" (*). Mối quan hệ hữu nghị đoàn kết Việt - Trung, quan hệ hữu nghị đặc biệt với Lào và Campuchia, vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN càng làm nổi bật "cốt cách" đó. Điều này đã tô đậm thêm bài học lịch sử.
Ông cha ta đã từng từ bỏ cái gốc văn hóa Đông Nam Á, để tiếp nhận nền "văn hóa Hán hóa", nhằm tạo ra một nhà nước mạnh khả dĩ có thể chống chọi lại với họa xâm lược đến từ một nước khổng lồ với chính nền văn hóa đó. Đó là một quyết định dũng cảm và sáng suốt. Vì, vào lúc ấy, cái gốc văn hóa Đông Nam Á tuy uyển chuyển và mềm dẻo song phân tán, không đủ mạnh để chống trả sự bành trướng của thế lực xâm lược nói trên. Sau nhiều thế kỷ xây dựng một nhà nước tập quyền mạnh, ông cha ta lại thực hiện một bước chuyển đổi táo bạo mới, "phi Hán hóa", trở về lại cái "gốc Nam" của mình, "vừa cứng theo lối Hán vừa mềm theo lối Việt nhằm tạo nên một sức mạnh uyển chuyển rất độc đáo và hiệu quả". Sự chuyển đổi sáng suốt đó được khởi đầu từ Nguyễn Hoàng, thực hiện tư tưởng chiến lược của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hoành sơn nhất đái. Vạn đại dung thân". Trên hành trình xuôi về phương Nam, các chúa Nguyễn ở "Đàng Trong" đã biết dần dần thoát khỏi thế thuần nông của nền kinh tế lạc hậu, bước đầu mở rộng hoạt động thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, mà Hội An là một minh chứng. Khái niệm "chuyển dịch cơ cấu kinh tế” mà hiện nay đang là thời thượng, như là một tri thức mới cần phải biết, thì cách đây ba trăm năm, ông cha ta đã thực hiện trên dải đất phương Nam, tạo ra được một động lực mới, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử. Xét cho cùng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế chính là chuyển đổi một cách nghĩ, là "đổi mới tư duy", là có một đầu óc mới, tầm nhìn mới về giữ nước và dựng nước. Đó chính là bản lĩnh văn hóa của người gánh vác sứ mệnh đất nước trao cho.
Vả chăng, như sự phân tích của Cao Huy Thuần: "Nam tiến là gì nếu không phải là dời xa vùng ảnh hưởng? Nếu không phải là kéo dài lục địa để tiến về phía biển, tiến sâu vào châu Á hải đảo... thực hiện một cuộc di dân vĩ đại, để khai thác một vùng đất hứa mênh mông... Một chế độ chính trị xây dựng trên một dân cư vừa cũ vừa mới, vừa cứ mới thêm mãi, trên một lãnh thổ mà hôm qua còn mới tinh và ngày mai còn hứa hẹn tinh khôi hơn nữa, một chế độ chính trị xây dựng trên hai ẩn số căn bản biến chuyển như thế - dân cư và lãnh thổ - chắc chắn phải có những sắc thái mới mà lịch sử chưa nghiên cứu kỹ, thì đã mất nước rồi. Nhưng ít nhất chúng ta phải thấy một điều hiển nhiên: với Nguyễn Hoàng, một nửa Việt Nam là mới tinh khôi và luôn luôn mới. Địa lý mới, dân cư mới, khí hậu mới, sông núi biển đều mới, phong hóa mới, văn hóa mới, ai dám nghĩ rằng đầu óc vẽ ra một cuộc trường chinh như thế không phải là mới?
"Vạn đại dung thân" là gì, nếu không phải là thấy chiến lược bừng sáng trong đầu về một chân trời mới mở rộng ra trước mắt, không phải cho một đời Nguyễn Hoàng, mà cho ngàn ngàn đời một dân tộc thường xuyên đi tìm lối thoát khỏi một vị thế địa dư trứng nằm dưới đá?" (**).
Quả là cụ Trạng Trình đã có một tầm nhìn chiến lược, xuyên lịch sử, xuyên không gian và thời gian, đến tận nay vẫn đầy sức thuyết phục.
Mà như đã trình bày ở trên, cội nguồn của tư tưởng chiến lược ấy chính là bản lĩnh văn hóa, là nội dung của văn hóa theo đúng ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Đó là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc từng hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta. Chính sức sống mãnh liệt đó đã đưa đất nước vượt qua những trở lực tưởng chừng không thể vượt qua được. Đương nhiên, trong nền văn hóa ấy, cũng trầm tích những khuyết tật yếu kém của con người Việt Nam cần phải dám thẳng thắn và mạnh dạn chỉ ra để tìm cách khắc phục, điều đã từng được nhiều lần nói đến. Cho nên, văn hóa, sức mạnh của "văn hiến" - văn hóa và hiền tài, là bài học dựng nước cũng như bài học giữ nước của muôn đời mà ông cha ta đã truyền dạy cho mọi thế hệ Việt Nam. Phải bằng sức mạnh ấy mới đủ sức chủ động đi vào chiều sâu của phát triển và hội nhập. Bởi lẽ, thử thách của "hậu WTO" là thử thách của trình độ kinh tế, nhưng quan trọng hơn, sâu xa hơn và cũng là cơ bản hơn, là thử thách về bản lĩnh văn hóa, về sức mạnh văn hóa của dân tộc.
Thấy cho rõ, thấy cho sâu chiều cạnh văn hóa, nhận cho ra cột mốc của sự chọn lựa văn hóa và thay đổi tâm thế của dân tộc, mạnh dạn hướng ra biển, thay "tầm nhìn ao hồ, sông rạch" bằng "tầm mắt đại dương" mới đủ can trường và nhẫn nại bồi đắp, rèn luyện bản lĩnh ấy, bản lĩnh văn hóa.
Cho nên, gia nhập WTO, không đơn thuần chỉ để là "ngôi sao mới nổi trên bầu trời thương mại thế giới", cho dù chẳng có bức trường thành nào ngăn cách giữa "bầu trời thương mại" với "bầu trời chính trị", "bầu trời văn hóa". Phải thấy cho ra, gia nhập WTO ghi nhận một cột mốc văn hóa. Từ "ao làng" ra "biển lớn", ý nghĩa của cột mốc này vượt xa nội dung kinh tế, ghi nhận một chuyển biến mạnh mẽ về tâm thức của dân tộc: vươn ra biển lớn, khắc phục nỗi "sợ say sóng", cứ khư khư bám lấy cái "ao làng" nhỏ hẹp! Cả một đất nước đang chuyển mình đón nhận thử thách mới.
Vận hội mới nằm ngay trong sự thử thách này, thử thách bản lĩnh văn hóa Việt Nam, thử thách cả người cầm lái lẫn người cầm chèo! Chính trong những thử thách ấy, bản lĩnh của con người Việt Nam, sức mạnh vốn có của văn hóa Việt Nam cần phải được nhận thức sâu sắc và phát huy mạnh mẽ. Cái mạnh sẽ được thể hiện, đồng thời cái yếu cũng sẽ bộc lộ ra. Chỉ trên cái "nền tảng tinh thần của đời sống xã hội" như Đại hội X đã chỉ ra về vai trò của văn hóa mà triển khai nhiệm vụ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng bộ với các hoạt động khác, thì mới có được sự phát triển bền vững.
Phải chăng sự trùng hợp ngẫu nhiên của ngày Giỗ Tổ cận kề với ngày 30/4 càng làm cho âm vang lịch sử thêm sống động trong tư tưởng và tình cảm của mọi người Việt Nam trong và ngoài nước, thức dậy và nâng lên niềm tự hào, gắn bó với sự nghiệp của ông cha bao đời tạo dựng, cùng nhau phấn đấu rửa bằng được cái nhục của nước chậm phát triển, đưa dân tộc bứt lên sánh vai cùng bè bạn, làm rạng rỡ sự nghiệp của Vua Hùng để lại.
(*) Trần Quốc Vượng - Theo dòng lịch sử, NXB Văn Hóa - Hà Nội 1996. tr.11 và tr.7
(**) Cao Huy Thuần - Thế giới quanh ta, NXB Đà Nẵng - 2006. tr.355