Những khảo cứu của các nhà khoa học làm rõ thêm chân dung tính cách, hành trạng sự nghiệp và những đóng góp còn ít được biết của vị Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành với lịch sử, văn hóa dân tộc nói chúng và với Hà Nội nói riêng.
Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành
Nguyễn Văn Thành nhận cương vị Tổng trấn Bắc thành - gồm 11 “trấn” ở phía bắc - từ năm đầu tiên lập triều Nguyễn (1802). Trên vùng đất còn nhiều sự ngưỡng vọng với triều Lê, Nguyễn Văn Thành đã tỏ rõ bản lĩnh của một người có tài kinh bang tế thế, quản lý và ổn định được trật tự xã hội, bảo đảm đời sống cho nhân dân.
Sau khi nhậm chức, Nguyễn Văn Thành nhanh chóng cho xây dựng lại Thăng Long đã bị chiến tranh tàn phá làm lỵ sở của Bắc thành. “Tháng 6 năm Ất sửu (1805), sai xây các cửa thành Thăng Long (cửa đông nam, cửa tây nam, cửa đông, cửa tây và cửa bắc) mỗi cửa đều dựng bia đề ghi” (Đại Nam thực lục). Cùng với thành được củng cố là các công trình trong thành cũng được tôn tạo, xây dựng.
Đến nay, hai trong số nhiều công trình được Nguyễn Văn Thành xây dựng thời kỳ đó đã trở thành hình ảnh biểu tượng thân quen của Hà Nội ngàn năm văn hiến: Khuê Văn Các và Cột cờ Hà Nội. Tháng 8 năm Quý Hợi (1803), Nguyễn Văn Thành cho xây “ở cửa chính đông” một ngôi chợ lớn, trong chợ có phân chia quán xá, đường đi thật thẳng và vuông vức... Rất có thể ngôi chợ ông cho xây chính là chợ Đồng Xuân ngày nay.
Ở vùng nông thôn, Nguyễn Văn Thành cho chiêu tập dân phiêu tán về quê cũ để phát triển sản xuất, sửa đắp nhiều đoạn đê và đào kênh trị thủy. Ở các làng quê, ông đặt “Điều lệ hương đảng cho các xã dân...” - trong đó có những quy định chi tiết: Về tiết ăn uống; Về lễ vui mừng; Về lễ giá thú, Về việc tang tế, Về việc thờ thần, thờ phật... để chấn chỉnh bộ máy quản lý và phong tục làng xã, dẹp bớt nạn đục khoét, nhũng nhiễu của bọn hào mục, tiết kiệm sức dân. Ở vùng biên viễn, Nguyễn Văn Thành rất có ý thức củng cố tuyến biên giới, tiễu trừ thổ phỉ bảo vệ nhân dân, giữ yên vùng biên giới phía bắc.
Khuê Văn Các ngày nay
Không chỉ lo chấn chỉnh các mặt kinh tế - xã hội, Nguyễn Văn Thành gấp rút chấn chỉnh việc học để đào tạo, tuyển chọn người tài cho đất nước. Ngoài ban hành “học quy”, ông còn chú trọng tăng cường đội ngũ những người đảm nhiệm công việc việc giáo dục, khoa cử. Nhiều danh sĩ Bắc Hà đã được ông mời nhậm chức và đã có nhiều đóng góp: Nguyễn Huy Lượng, Vũ Trinh, Phạm Quý Thích (bạn của Nguyễn Du), Cao Huy Diệu, Ngô Thì Vị (em Ngô Thì Nhậm)...
Là một võ quan nhưng Nguyễn Văn Thành yêu thích văn chương, thường kết giao với các danh sĩ Bắc Hà: Nguyễn Hồng, Phạm Đình Hổ, Vũ Dĩnh... Khi trở về Phú Xuân (1811), Nguyễn Văn Thành còn đảm nhiệm cương vị Tổng tài của “Sử cục” (trước khi có Quốc sử quán) chịu trách nhiệm biên soạn bộ quốc sử của triều Nguyễn.
Trong thời gian tám năm trên đất Bắc thành (1802 - 1010), vị Tổng trấn đầu tiên Nguyễn Văn Thành đã để lại nhiều đóng góp, đến nay còn lại dấu tích.
Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành
Nguyễn Văn Thành nhận cương vị Tổng trấn Bắc thành - gồm 11 “trấn” ở phía bắc - từ năm đầu tiên lập triều Nguyễn (1802). Trên vùng đất còn nhiều sự ngưỡng vọng với triều Lê, Nguyễn Văn Thành đã tỏ rõ bản lĩnh của một người có tài kinh bang tế thế, quản lý và ổn định được trật tự xã hội, bảo đảm đời sống cho nhân dân.
Sau khi nhậm chức, Nguyễn Văn Thành nhanh chóng cho xây dựng lại Thăng Long đã bị chiến tranh tàn phá làm lỵ sở của Bắc thành. “Tháng 6 năm Ất sửu (1805), sai xây các cửa thành Thăng Long (cửa đông nam, cửa tây nam, cửa đông, cửa tây và cửa bắc) mỗi cửa đều dựng bia đề ghi” (Đại Nam thực lục). Cùng với thành được củng cố là các công trình trong thành cũng được tôn tạo, xây dựng.
Đến nay, hai trong số nhiều công trình được Nguyễn Văn Thành xây dựng thời kỳ đó đã trở thành hình ảnh biểu tượng thân quen của Hà Nội ngàn năm văn hiến: Khuê Văn Các và Cột cờ Hà Nội. Tháng 8 năm Quý Hợi (1803), Nguyễn Văn Thành cho xây “ở cửa chính đông” một ngôi chợ lớn, trong chợ có phân chia quán xá, đường đi thật thẳng và vuông vức... Rất có thể ngôi chợ ông cho xây chính là chợ Đồng Xuân ngày nay.
Ở vùng nông thôn, Nguyễn Văn Thành cho chiêu tập dân phiêu tán về quê cũ để phát triển sản xuất, sửa đắp nhiều đoạn đê và đào kênh trị thủy. Ở các làng quê, ông đặt “Điều lệ hương đảng cho các xã dân...” - trong đó có những quy định chi tiết: Về tiết ăn uống; Về lễ vui mừng; Về lễ giá thú, Về việc tang tế, Về việc thờ thần, thờ phật... để chấn chỉnh bộ máy quản lý và phong tục làng xã, dẹp bớt nạn đục khoét, nhũng nhiễu của bọn hào mục, tiết kiệm sức dân. Ở vùng biên viễn, Nguyễn Văn Thành rất có ý thức củng cố tuyến biên giới, tiễu trừ thổ phỉ bảo vệ nhân dân, giữ yên vùng biên giới phía bắc.
Khuê Văn Các ngày nay
Không chỉ lo chấn chỉnh các mặt kinh tế - xã hội, Nguyễn Văn Thành gấp rút chấn chỉnh việc học để đào tạo, tuyển chọn người tài cho đất nước. Ngoài ban hành “học quy”, ông còn chú trọng tăng cường đội ngũ những người đảm nhiệm công việc việc giáo dục, khoa cử. Nhiều danh sĩ Bắc Hà đã được ông mời nhậm chức và đã có nhiều đóng góp: Nguyễn Huy Lượng, Vũ Trinh, Phạm Quý Thích (bạn của Nguyễn Du), Cao Huy Diệu, Ngô Thì Vị (em Ngô Thì Nhậm)...
Là một võ quan nhưng Nguyễn Văn Thành yêu thích văn chương, thường kết giao với các danh sĩ Bắc Hà: Nguyễn Hồng, Phạm Đình Hổ, Vũ Dĩnh... Khi trở về Phú Xuân (1811), Nguyễn Văn Thành còn đảm nhiệm cương vị Tổng tài của “Sử cục” (trước khi có Quốc sử quán) chịu trách nhiệm biên soạn bộ quốc sử của triều Nguyễn.
Trong thời gian tám năm trên đất Bắc thành (1802 - 1010), vị Tổng trấn đầu tiên Nguyễn Văn Thành đã để lại nhiều đóng góp, đến nay còn lại dấu tích.