Chuyện kể rằng có một cậu học trò ở tuổi 12 đã tự tay làm bức hoành phi treo nơi buồng học của mình với hai chữ "lạc thiên". "Lạc" là vui, vui thú, thích thú, yên vui. "Thiên" là trời, là vũ trụ cũng như đạo lý...
Từ điển Hán - Việt giải nghĩa như vậy. "Lạc thiên" là yên vui với đạo trời. Cậu học trò ấy là Nguyễn Siêu (1799-1872), từ thuở ấu thơ đến lúc nhắm mắt xuôi tay, 74 tuổi đời sống trọn vẹn với đạo lý "Lạc thiên" ấy, để lại cho hậu thế cả một sự nghiệp đồ sộ về giáo dục con người và nghiên cứu học thuật, nhưng trước hết là nhân cách sáng chói về tài năng và đức độ.
Tháp Bút bên Hồ Hoàn Kiếm
Con người ấy, danh nhân văn hoá ấy đã được người đời sau chung đúc lại bao lời ngợi ca trong hai câu mười chữ: "Nhất đại Phương Đình bút. Thiên thu kiểm thủy biên", tạm dịch là: "Một trời ngọn bút Phương Đình, nghìn năm bên hồ Hoàn Kiếm". Phương Đình là tên hiệu, là bút danh của Nguyễn Siêu, cũng là tên một ngôi trường do ông lập ra để dạy học; ngôi trường ấy định vị ngày nay ở vào khoảng các số nhà 12, 14 ngõ Trại Găng, phố Bạch Mai, tiếc rằng chẳng còn dấu tích gì còn lại. Ngọn bút của Phương Đình, cái ngọn bút lông mà ông đã dùng để chữa bài, sửa văn cho bao lớp học trò và cho cả Tự Đức - nhà vua, nhà thơ uyên bác sử sách văn chương. Ngọn bút ấy ông đã dùng để viết nên hàng ngàn trang thơ, văn, kí, khảo cứu về địa lí, lịch sử, xã hội. Ngọn bút ấy đã viết nên bao bản tấu trình gửi về triều đình giãi bày những nỗi thống khổ của dân chúng, cùng những kế sách nhằm thực hiện "Quốc thái, Dân an"; để rồi sau đó ông đã bị giáng chức, treo ấn từ quan, lui về dạy học và viết sách. Ngòi bút ấy đã hoá thành "Tháp bút" cùng "Đài nghiên" do ông tạo dựng như một công trình kiến trúc góp vào quần thể kiến trúc khu vực đền Ngọc Sơn cùng cầu Thê Húc, trấn Ba Đình, nay trở thành di tích lịch sử văn hoá quốc gia của Thăng Long - Hà Nội, của cả nước với bao nhiêu tự hào về đạo lý, truyền thống văn hiến của dân tộc và của người trí thức, hiện lên trong ba chữ "Tả thanh thiên", tức là "Viết lên trời xanh" do chính tay ông viết và được tạo trên thân Tháp bút, như để nói với người đương thời và lớp hậu sinh một điều cốt tử: phải biết trọng sự học, sự hiểu biết - một sự học, sự hiểu biết thật ngay thẳng, thật trong trẻo đến vô cùng. Đó chính là sự minh triết của đạo học.
Về đạo học, Nguyễn Siêu đã có một câu nổi tiếng: "Xưa nay đạo học không có con đường tắt và nhà tranh vẫn hay có những người hiền tài". Lấy cái bất biến của đạo lý mà xem xét cái vạn biến của thực tại cũng thấy ý nghĩa thời sự, thâm sâu của những điều mà Nguyễn Siêu đã chắt lọc ra từ cả cuộc đời theo đuổi sự học, và trong đó có hơn ba mươi năm làm nghề dạy học của ông. Vào đêm giao thừa cũng như trong ngày đầu năm mới, người Thăng Long - Hà Nội, người Việt từ nhiều miền của đất nước tản bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, vãn cảnh đền Ngọc Sơn, dừng chân thắp nén hương thành kính tưởng nhớ, ghi ơn tiền nhân, càng khắc sâu đạo lý sống của dân tộc mà nguyện một lòng giữ gìn, bồi đắp.
Từ điển Hán - Việt giải nghĩa như vậy. "Lạc thiên" là yên vui với đạo trời. Cậu học trò ấy là Nguyễn Siêu (1799-1872), từ thuở ấu thơ đến lúc nhắm mắt xuôi tay, 74 tuổi đời sống trọn vẹn với đạo lý "Lạc thiên" ấy, để lại cho hậu thế cả một sự nghiệp đồ sộ về giáo dục con người và nghiên cứu học thuật, nhưng trước hết là nhân cách sáng chói về tài năng và đức độ.
Tháp Bút bên Hồ Hoàn Kiếm
Con người ấy, danh nhân văn hoá ấy đã được người đời sau chung đúc lại bao lời ngợi ca trong hai câu mười chữ: "Nhất đại Phương Đình bút. Thiên thu kiểm thủy biên", tạm dịch là: "Một trời ngọn bút Phương Đình, nghìn năm bên hồ Hoàn Kiếm". Phương Đình là tên hiệu, là bút danh của Nguyễn Siêu, cũng là tên một ngôi trường do ông lập ra để dạy học; ngôi trường ấy định vị ngày nay ở vào khoảng các số nhà 12, 14 ngõ Trại Găng, phố Bạch Mai, tiếc rằng chẳng còn dấu tích gì còn lại. Ngọn bút của Phương Đình, cái ngọn bút lông mà ông đã dùng để chữa bài, sửa văn cho bao lớp học trò và cho cả Tự Đức - nhà vua, nhà thơ uyên bác sử sách văn chương. Ngọn bút ấy ông đã dùng để viết nên hàng ngàn trang thơ, văn, kí, khảo cứu về địa lí, lịch sử, xã hội. Ngọn bút ấy đã viết nên bao bản tấu trình gửi về triều đình giãi bày những nỗi thống khổ của dân chúng, cùng những kế sách nhằm thực hiện "Quốc thái, Dân an"; để rồi sau đó ông đã bị giáng chức, treo ấn từ quan, lui về dạy học và viết sách. Ngòi bút ấy đã hoá thành "Tháp bút" cùng "Đài nghiên" do ông tạo dựng như một công trình kiến trúc góp vào quần thể kiến trúc khu vực đền Ngọc Sơn cùng cầu Thê Húc, trấn Ba Đình, nay trở thành di tích lịch sử văn hoá quốc gia của Thăng Long - Hà Nội, của cả nước với bao nhiêu tự hào về đạo lý, truyền thống văn hiến của dân tộc và của người trí thức, hiện lên trong ba chữ "Tả thanh thiên", tức là "Viết lên trời xanh" do chính tay ông viết và được tạo trên thân Tháp bút, như để nói với người đương thời và lớp hậu sinh một điều cốt tử: phải biết trọng sự học, sự hiểu biết - một sự học, sự hiểu biết thật ngay thẳng, thật trong trẻo đến vô cùng. Đó chính là sự minh triết của đạo học.
Về đạo học, Nguyễn Siêu đã có một câu nổi tiếng: "Xưa nay đạo học không có con đường tắt và nhà tranh vẫn hay có những người hiền tài". Lấy cái bất biến của đạo lý mà xem xét cái vạn biến của thực tại cũng thấy ý nghĩa thời sự, thâm sâu của những điều mà Nguyễn Siêu đã chắt lọc ra từ cả cuộc đời theo đuổi sự học, và trong đó có hơn ba mươi năm làm nghề dạy học của ông. Vào đêm giao thừa cũng như trong ngày đầu năm mới, người Thăng Long - Hà Nội, người Việt từ nhiều miền của đất nước tản bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, vãn cảnh đền Ngọc Sơn, dừng chân thắp nén hương thành kính tưởng nhớ, ghi ơn tiền nhân, càng khắc sâu đạo lý sống của dân tộc mà nguyện một lòng giữ gìn, bồi đắp.