Nhắc đến nghệ thuật sơn mài Việt Nam, không thể không nhắc đến Nguyễn Gia Trí - người được mệnh danh là "cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam". Ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật. Năm 2012, ông được Nhà nước ta truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, ghi nhận những công lao, đóng góp của ông đối với lĩnh vực nghệ thuật này.
Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí sinh năm Kỷ Dậu 1908 tại làng An Trạch, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương khóa VII (1931-1936) cùng khóa với họa sĩ Trần Văn Cẩn. Năm 1965, theo lời kể của họa sĩ Trần Quang Trân (tức Ngym), Nguyễn Gia Trí học cùng ông khóa IV, đang học dở dang năm thứ hai thì bỏ, đến khóa VII lại tiếp tục vào học cùng khóa với Trần Văn Cẩn, Lưu Văn Sìn.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Vào những năm 30, mặc dù nắm vững kỹ thuật sơn dầu Phương Tây, Nguyễn Gia Trí đã hướng niềm say mê vào một chất liệu dân tộc là sơn ta. Sau 6, 7 năm tìm tòi, đóng cửa không giao tiếp với bạn bè đến nỗi phóng viên báo chí Ngày Nay, Indochine, Volonté Indochinoise phải lên tiếng: “Chúng ta đến thăm Trí đi, anh ta vẽ bằng than hàng năm trời rồi”.
Nhà thơ Huy Cận, trong một lần trò chuyện, đã nhắc đến người bạn “đóng cửa tuyệt giao bạn bè này”: “…Tôi quen biết Nguyễn Gia Trí từ tháng 10/1939, lần đầu tiên gặp anh ở báo Ngày Nay. Anh mang kính cận rất nặng, hàm răng rất khỏe, rất trắng, đầu húi “cua” (tóc cắt ngắn) có dáng như một lực sĩ, hai bắp tay gân guốc, mài tranh không hề biết mỏi. Xưởng họa Sơn mài của anh ở đường Quần Ngựa (nay là đường Hoàng Hoa Thám). Có lúc anh vừa nói chuyện với chúng tôi, tay vừa mài tranh sơn ngâm trong bể nước. Anh mài say sưa, rõ ràng, mài nhưng không phải là động tác cơ khí mà là một động tác sáng tạo. Vừa mài anh vừa cười vui giải thích về cái nghề mài tranh độc đáo này…”.
Tôi hiểu, với ông, tranh sơn mài thực sự là hội họa không còn vương vấn chất mỹ nghệ kệch cỡm, bảng màu đôn nhã, bình ổn của Nguyễn Gia Trí đã tạo cho sơn mài một ngôn ngữ rộng lớn, khoáng đạt, tha thiết thả sức tung hoành cho cảm xúc nghệ thuật.
Nhắc đến ông, người nào cũng phải thốt lên: Gia Trí đã để lại một vẻ đẹp sơn mài lộng lẫy tôn giáo, cổ điển, bởi ông là người duy nhất đã khám phá cái linh biến của sơn mài truyền thống, biến nó, chuyển cả thể chất thành quý vật, không còn tầm thường nữa mà đài các, quí phái, khó tính. Biết bao thí nghiệm mò mẫm của Trần Quang Trân, Lê Phổ, Nguyễn Khanh, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn, thành công đó đã nhường cho Nguyễn Gia Trí.
Xem tranh sơn mài của Gia Trí, đương thời hai họa sĩ tài năng Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân không tiếc lời ca tụng ông trên báo Ngày Nay, Thanh Nghị. Ở chất liệu nghệ thuật này cũng thật khó thành công ở chỗ phân biệt đâu là mỹ nghệ, đâu là hội họa, Tô Ngọc Vân cảm động thực sự. Ông viết: “Đến cuộc thí nghiệm Nguyễn Gia Trí, lối sơn không còn là một mỹ nghệ nữa”.
Bức tranh Thiếu nữ bên hoa phù dung
Đúng vậy, Nguyễn Gia Trí đã để lại vẻ đẹp khác biệt, vẻ đẹp đó ra đi từ bóng tối, dưới cục đá mài và một bàn tay hăng hái kỳ diệu. Quãng thời gian từ 1938 đến 1944 là thời kỳ cực thịnh của ông, để có bước thành công, ông đã tuyệt giao bạn bè 6, 7 năm liền. Một sự hy sinh hiếm có. Ông đã biến mình thành một vị chân tu, cô lập và thuần khiết, thánh thiện. Ông nối với ngoài đời trần tục bằng những tác phẩm phong cảnh, thiếu nữ gần gũi. Tại cuộc triển lãm khai mạc ngày 11/1/1939 do trường Mỹ thuật Đông Dương tổ chức, họa sĩ đã làm kinh ngạc công chúng Hà thành. Trước mặt mọi người Cảnh làng quê, Chợ Bờ, Hồ Gươm Trung thu, Thiếu nữ bên hồ sen… với sắc vàng óng ánh, vỏ trứng nhễ nhại, sơn then thăm thẳm cứ rung lên nhạc điệu huy hoàng của sơn ta huyền thoại. Những chất liệu của sơn mài truyền thống: đen (then), đỏ (son), vàng quỳ, bạc quỳ đã chung sống với vỏ trứng- một chất liệu được ông chú tâm ứng biến qua nhiều cấp độ: đập vụn, tung vãi, dồn nét, quy tụ, nhẩy nhót tưng bừng trên tà áo dài thiếu nữ. Vẻ đẹp thiếu nữ được diễn tả tài hoa là hiện thân của khát vọng tự do, mộng mơ. TranhThiếu nữ bên cây phù dung (1944), Thiếu nữ bên bờ suối (1944) là đỉnh cao của hòa sắc liêu trai.
Thời gian này bút pháp của ông cực kỳ bay bướm, màu sắc táo bạo, rối bời hòa quyện vàng son. Tấm sơn mài như chuyển động bằng một sức mạnh bên trong kỳ ảo. Ông hài lòng với chất vàng son, với sự linh biến của sơn then, cánh dán. Đó là những vật chất cùng ông chu du vào tận cùng của khao khát sáng tạo. Và cũng từ đấy ông nổi tiếng.
Cuối những năm 30 trong giới mỹ thuật Việt Nam phổ biến câu có tính xếp đặt: Nhất Trí, nhì Lân (Nguyễn Tường Lân), tam Vân (Tô Ngọc Vân), tứ Cẩn (Trần Văn Cẩn) và họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung cho rằng tác phẩm của Gia Trí là một cuộc lộng vũ, cuộc lộng vũ có chừng mực. Còn có nhận xét nào hơn!
“Nhất Trí” cái tên quá quen thuộc sáng chói nhất mà từ lúc sinh thời đã nhuốm màu huyền thoại, một tài năng bền bỉ nghị lực trong giao thoa tiếp xúc văn hóa Đông Tây không thể ai thay thế, không thể ai phủ định.
Sau 1954, ông dời vào miền Nam. Cần mẫn sáng tạo vẫn theo khuynh hướng truyền thống, nhưng dần dần ông điêu luyện hơn trong kỹ thuật, bớt dần sự bay bướm, huyền ảo duyên dáng. Nếu thời cận đại, Nguyễn Gia Trí để lại vẻ đẹp thiếu nữ thanh tân Hà Nội cổ kính và tươi trẻ hồn nhiên thì giờ đây không còn thướt tha đài các như xưa nữa. Từng nhóm cô gái ngồi, nằm yên lặng, trầm tư, đăm chiêu. Cảm xúc đã bớt dào dạt trên thân hình thiếu nữ, môtíp ba cô gái bên nhau túm tụm quây quần hay rong chơi nhảy múa như ẩn ý một điều gì? Thời gian này, tranh ông đa sắc hơn, ông thể nghiệm một chút tượng trưng, biểu hiện, lại thử sức cả trừu tượng vào sơn mài. Ông vẫn tràn đầy cảm xúc nhưng được chế ngự của ý thức và trí tuệ.
Những năm 60, 70, tranh Nguyễn Gia Trí được bao bọc bởi một đường viền trang trí. Trên bức Hoài niệm xứ Bắc (1969), đường viền là các môtíp trang trí mai, lan, cúc, trúc, bầu rượu, túi thơ. Bức Vườn Xuân Trung Nam Bắc có kích thước 2m x 5.5m hiện trưng bày tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã được đóng khung và dọc theo hai đường viền bên trái và bên phải là hai câu thơ chữ Hán của Đào Duy Từ, tạm dịch:
“Bóng trăng như đèn tỏa sáng trên mặt nước
Hương hoa thoang thoảng bay theo gió đưa”.
Vườn Xuân Trung Nam Bắc đã đạt được mấy kỷ lục: kích thước lớn nhất, phối hợp nhiều chất liệu truyền thống và được nhà nước mua với giá cao nhất (100 nghìn USD, tương đương 600 triệu đồng Việt Nam thời điểm đó). Đó là tác phẩm được ghép từ 9 mảnh ván làm vóc, được họa sĩ Nguyễn Gia Trí sáng tác trong gần 20 năm và cũng là tác phẩm cuối cùng của ông. Tác phẩm giúp ta quay trở về với kí ức xưa trên tranh Gia Trí với cảnh vật, con người tràn ngập tình đất hương cây, những thiếu nữ dịu dàng đa cảm, những vạt áo loang loáng trong nắng Xuân, những dáng điệu tung tăng chạy nhảy. Vẻ đặc sắc riêng trong nghệ thuật sơn mài của Gia Trí lại thể hiện rất rõ ràng. Một cuộc trở về thật hoàn mỹ.
Bức tranh Thiếu nữ bên Hồ Gươm
Cùng với bức tranh lớn, sáu mươi năm ký họa, phác thảo cho bức tranh bằng chất liệu phấn màu, chì màu, than các loại, màu dùng trong sơn mài hòa loãng, được ông giao lại cho Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã phần nào giúp chúng ta thấy được con người, tâm hồn, tài năng của ông.
Trong sưu tập tranh của ông, tôi chú ý đến Vô đề (còn có tên là Thông và vách đá) sáng tác năm 1968, hiện trong sưu tập của ông bà Nguyễn Trường. Đó là một tranh trừu tượng đẹp và nó cũng đánh dấu ngã rẽ của ông trong quan niệm nghệ thuật. Những tác phẩm của ông từ bố cục trừu tượng đồ sộ, những bình phong, tranh sơn mài cảnh đình chùa, chợ quê ngày Tết, tranh thiếu nữ lộng lẫy yêu đời ta đều thấy ông luôn mở rộng tầm nhìn thẩm mỹ, cái cổ kính bên cạnh cái tân kỳ, cái lộng lẫy, sang trọng gần gũi cái chân quê, mộc mạc. Những tia sáng hy vọng bên cạnh hoài niệm miên man. Những nghịch lý sáng tạo cuốn hút ông trong hơn nửa thế kỷ.
Dù được bao phủ những danh hiệu cao quí, Nguyễn Gia Trí vẫn sống một cuộc đời ẩn dật giữa chốn đô thành náo nhiệt. Qua đời ngày 20/6/1993, thọ 85 tuổi, ông để lại một giá trị di sản đang ở đỉnh cao của nền tạo hình ViệtNam. Nhà nghiên cứu Huỳnh Hữu Ủy đã viết về ông: “Ông là một nghệ sĩ có thực tài, lại giữ được phẩm chất đạo đức của một nghệ sĩ lớn, trước bao biến đổi thăng trầm của vận nước trong mấy chục năm qua. Là bạn thân nhất của Nhất Linh trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn với các báo Phong Hóa, Ngày Nay…” và “rồi thời thế thay đổi nhiều, mặc dù vẫn làm việc kiên trì, ông có một đời sống gần như ẩn cư ngay giữa cảnh đô hội và đến sau năm 1975, ông dường như không còn sáng tác nữa. Bức Vườn Xuân Trung Nam Bắc là một tranh dở dang do một nhà doanh nghiệp đặt ông làm từ trước 1975. Về sau người đặt tranh đã tặng lại quyền sở hữu cho ông”.
Ngày nay, xem lại toàn bộ sáng tác của Nguyễn Gia Trí, ta thấy ông là người luôn tìm kiếm hướng mới cho sơn mài. Những tính từ mỹ miều chỉ tính cách nghệ thuật sơn mài đã thôi thúc ông tìm tòi, không dừng ở tả thực, ông muốn trừu tượng hóa hình hài vật thể. Những cuộc tìm kiếm đó, nhiều người cho là ông đã chế ngự được sơn mài, nhưng ông đã khẳng định: “Mình có làm chủ được đâu, phải hiểu biết tính chất của nó như tính tình của một người bạn, đôi lúc cũng phải theo khả năng của nó chứ”. (Theo Thái Tuấn: Họa sĩ Nguyễn Gia Trí).
Năm 1992, tôi vào làm việc tại Sài Gòn, được một người bạn dẫn đến thăm họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Lúc này, sức khỏe ông đã yếu nhiều không đi lại được. Giữa ông và tôi là một khoảng cách lớn về tuổi tác và nghề nghiệp, về sự am hiểu nghệ thuật. Câu chuyện luôn đứt quãng bởi ông còn im lặng, suy nghĩ rồi mới trả lời. Nhưng thật không ngờ khi nhắc đến họa sĩ Trần Văn Cẩn, mắt ông sáng lên như nhận ra người bạn cũ kém ông hai tuổi. Ông nói rất nhỏ bằng tiếng Pháp “Cẩn et moi nous sommes de meme promotion” (Cẩn và tôi học cùng một khóa). Bất giác, tôi thấy sự giống nhau vô cùng giữa các họa sĩ thế hệ Mỹ thuật Đông Dương khi nhắc đến tên nhau, việc đầu tiên là họ nhớ đến người bạn cùng khóa. Còn biết bao nhiêu sự kiện đã qua trong cuộc đời họ, họ khó mà nhớ hết được.
Tôi nhìn hai bàn tay tài hoa của ông lúc này đang chắp vào nhau rung rung, những ngón tay dài điệu nghệ thuở nào trên tấm sơn mài lung linh ánh nước mà xót xa thương cảm. Những ngày miệt mài nghiên cứu về các họa sĩ cận đại, đề tài tôi được Bảo tàng Mỹ thuật giao phó để có nhiều tư liệu khi đi sưu tầm tranh tại các nhà tư nhân ở Hà Nội, tôi không tưởng tượng có ngày được tiếp kiến ông, nhìn thấy ông – họa sĩ Nguyễn Gia Trí, bậc thầy của tranh sơn mài Việt Nam. Vậy mà trước mặt ông, tôi không thể trò chuyện được nhiều. Bà Trí đã tiếp chúng tôi và cho xem album ảnh gia đình chụp tác phẩm của ông.
Bức tranh Vườn Xuân Trung Nam Bắc
Vẫn là những tấm sơn mài trên nền vóc vỏ đỏ son hay sơn then thăm thẳm, vẫn là những cô gái Việt trong tà áo dài vấn vít sương khói chạng vạng buồn, những vỏ trứng trắng ngà làm mềm mại đường cong cơ thể. Những tranh lớn đề tài lịch sử được đặt tại thư viện thành phố Hồ Chí Minh.
Vẫn là những hình ảnh đạm bạc của một họa sĩ suốt đời vì một đam mê dữ dội, không bao giờ ngừng nghỉ. Ngay cả ngôi nhà ông ở những năm tháng cuối cùng của cuộc đời - số 493 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh cũng già nua, ẩn dật, khiêm nhường như chủ nhân vậy.
Nguyễn Gia Trí sáng tác không nhiều. Phải chăng tính kỹ càng, cầu toàn cao độ để có những tác phẩm hoàn hảo đã quyết định số lượng tranh trong sưu tập của ông?
Tôi còn nhớ ngày khai mạc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (1966) tại phòng trưng bày cận đại, khu trưng bày tranh của Nguyễn Gia Trí chỉ có ba bức, trong đó có một bức duy nhất của Bảo tàng là một cánh cửa sơn mài có đề tài là Lùm tre nông thôn (1938). Tác giả vẽ tỉ mỉ lùm tre với những lá tre tỉa tót cẩn thận, đung đưa bên bờ ao, cạnh những tàu lá chuối, dưới ao, một con thuyền nhỏ với những người nhà quê - đó là một bức sơn mài cổ truyền nền sơn then thếp vàng lộng lẫy.
Bức tranh này như đối lập với hai bức tranh Thiếu nữ bên bờ suối, Thiếu nữ bên cây phù dung - mượn của ông Đức Minh - về phong cách vẽ và quan niệm hội họa. Chất mỹ nghệ đã rời xa, đậu lại trên hai tác phẩm là sự cách tân kỳ diệu của Gia Trí trong khoảng thời gian 1939 -1944.
Mùa Đông năm 1978, một đoàn chuyên viên nghiên cứu mỹ thuật đã đi khảo sát, sưu tầm tranh cận đại tại Sài Gòn, được giới thiệu là tại Nhà khách Đà Lạt (xưa là Dinh Bảo Đại) có một bình phong lớn do họa sĩ Nguyễn Gia Trí thể hiện. Bức bình phong này nhanh chóng được chuyển từ Đà Lạt về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thay vào đó là bức bình phong sơn khắc Tây nguyên bao la - Tây nguyên hùng vĩ của hai anh em họa sĩ Nguyễn Như Hoành – Nguyễn Như Huân sáng tác năm 1960 có kích thước tương tự.
Bức bình phong này gồm 8 tấm kích thước 160cm x 400cm có hai mặt đều được làm hết sức cẩn thận. Một mặt là cảnh các thiếu nữ đang rong chơi chạy nhảy trong vườn. Môtíp ba cô gái túm tụm một nhóm lại xuất hiện, mặt bên kia là phong cảnh lá cây khoai môn và chuối. Đó là hai đề tài luôn ngự trị trong sáng tác của Nguyễn Gia Trí. Với mặt tranh thiếu nữ, ông đã trình bày một vườn hoa muôn màu sắc, trong đó các cô gái với tà áo quen thuộc. Giá trị hiện thực toát lên từ hình hài, động tác, sắc vàng của nền tranh đã chứng minh tranh được sáng tác khoảng sau 1954 khi ông đang sống ở Sài Gòn, điều này đúng với cả mặt thứ hai của bức tranh đề tài hoa lá khoai môn và chuối. Kỹ thuật vỏ trứng trên tấm lá khoai môn thật điêu luyện, mềm mại tạo mầu trắng ngà hòa hợp với lớp nền sơn then (đen) cổ kính, kín đáo.
Bức bình phong này hiện nay là điểm nhấn của phòng trưng bày cận đại của Bảo tàng Mỹ thuật. Du khách tham quan tha hồ ngắm từng chi tiết tinh tế, tài năng của một bậc thầy hội họa thời cận đại, người đã can đảm lao vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm như một định mệnh sắp sẵn không ngần ngại, hối tiếc.
Và chúng ta biết ơn sự lựa chọn của ông.
Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí sinh năm Kỷ Dậu 1908 tại làng An Trạch, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương khóa VII (1931-1936) cùng khóa với họa sĩ Trần Văn Cẩn. Năm 1965, theo lời kể của họa sĩ Trần Quang Trân (tức Ngym), Nguyễn Gia Trí học cùng ông khóa IV, đang học dở dang năm thứ hai thì bỏ, đến khóa VII lại tiếp tục vào học cùng khóa với Trần Văn Cẩn, Lưu Văn Sìn.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Vào những năm 30, mặc dù nắm vững kỹ thuật sơn dầu Phương Tây, Nguyễn Gia Trí đã hướng niềm say mê vào một chất liệu dân tộc là sơn ta. Sau 6, 7 năm tìm tòi, đóng cửa không giao tiếp với bạn bè đến nỗi phóng viên báo chí Ngày Nay, Indochine, Volonté Indochinoise phải lên tiếng: “Chúng ta đến thăm Trí đi, anh ta vẽ bằng than hàng năm trời rồi”.
Nhà thơ Huy Cận, trong một lần trò chuyện, đã nhắc đến người bạn “đóng cửa tuyệt giao bạn bè này”: “…Tôi quen biết Nguyễn Gia Trí từ tháng 10/1939, lần đầu tiên gặp anh ở báo Ngày Nay. Anh mang kính cận rất nặng, hàm răng rất khỏe, rất trắng, đầu húi “cua” (tóc cắt ngắn) có dáng như một lực sĩ, hai bắp tay gân guốc, mài tranh không hề biết mỏi. Xưởng họa Sơn mài của anh ở đường Quần Ngựa (nay là đường Hoàng Hoa Thám). Có lúc anh vừa nói chuyện với chúng tôi, tay vừa mài tranh sơn ngâm trong bể nước. Anh mài say sưa, rõ ràng, mài nhưng không phải là động tác cơ khí mà là một động tác sáng tạo. Vừa mài anh vừa cười vui giải thích về cái nghề mài tranh độc đáo này…”.
Tôi hiểu, với ông, tranh sơn mài thực sự là hội họa không còn vương vấn chất mỹ nghệ kệch cỡm, bảng màu đôn nhã, bình ổn của Nguyễn Gia Trí đã tạo cho sơn mài một ngôn ngữ rộng lớn, khoáng đạt, tha thiết thả sức tung hoành cho cảm xúc nghệ thuật.
Nhắc đến ông, người nào cũng phải thốt lên: Gia Trí đã để lại một vẻ đẹp sơn mài lộng lẫy tôn giáo, cổ điển, bởi ông là người duy nhất đã khám phá cái linh biến của sơn mài truyền thống, biến nó, chuyển cả thể chất thành quý vật, không còn tầm thường nữa mà đài các, quí phái, khó tính. Biết bao thí nghiệm mò mẫm của Trần Quang Trân, Lê Phổ, Nguyễn Khanh, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn, thành công đó đã nhường cho Nguyễn Gia Trí.
Xem tranh sơn mài của Gia Trí, đương thời hai họa sĩ tài năng Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân không tiếc lời ca tụng ông trên báo Ngày Nay, Thanh Nghị. Ở chất liệu nghệ thuật này cũng thật khó thành công ở chỗ phân biệt đâu là mỹ nghệ, đâu là hội họa, Tô Ngọc Vân cảm động thực sự. Ông viết: “Đến cuộc thí nghiệm Nguyễn Gia Trí, lối sơn không còn là một mỹ nghệ nữa”.
Bức tranh Thiếu nữ bên hoa phù dung
Đúng vậy, Nguyễn Gia Trí đã để lại vẻ đẹp khác biệt, vẻ đẹp đó ra đi từ bóng tối, dưới cục đá mài và một bàn tay hăng hái kỳ diệu. Quãng thời gian từ 1938 đến 1944 là thời kỳ cực thịnh của ông, để có bước thành công, ông đã tuyệt giao bạn bè 6, 7 năm liền. Một sự hy sinh hiếm có. Ông đã biến mình thành một vị chân tu, cô lập và thuần khiết, thánh thiện. Ông nối với ngoài đời trần tục bằng những tác phẩm phong cảnh, thiếu nữ gần gũi. Tại cuộc triển lãm khai mạc ngày 11/1/1939 do trường Mỹ thuật Đông Dương tổ chức, họa sĩ đã làm kinh ngạc công chúng Hà thành. Trước mặt mọi người Cảnh làng quê, Chợ Bờ, Hồ Gươm Trung thu, Thiếu nữ bên hồ sen… với sắc vàng óng ánh, vỏ trứng nhễ nhại, sơn then thăm thẳm cứ rung lên nhạc điệu huy hoàng của sơn ta huyền thoại. Những chất liệu của sơn mài truyền thống: đen (then), đỏ (son), vàng quỳ, bạc quỳ đã chung sống với vỏ trứng- một chất liệu được ông chú tâm ứng biến qua nhiều cấp độ: đập vụn, tung vãi, dồn nét, quy tụ, nhẩy nhót tưng bừng trên tà áo dài thiếu nữ. Vẻ đẹp thiếu nữ được diễn tả tài hoa là hiện thân của khát vọng tự do, mộng mơ. TranhThiếu nữ bên cây phù dung (1944), Thiếu nữ bên bờ suối (1944) là đỉnh cao của hòa sắc liêu trai.
Thời gian này bút pháp của ông cực kỳ bay bướm, màu sắc táo bạo, rối bời hòa quyện vàng son. Tấm sơn mài như chuyển động bằng một sức mạnh bên trong kỳ ảo. Ông hài lòng với chất vàng son, với sự linh biến của sơn then, cánh dán. Đó là những vật chất cùng ông chu du vào tận cùng của khao khát sáng tạo. Và cũng từ đấy ông nổi tiếng.
Cuối những năm 30 trong giới mỹ thuật Việt Nam phổ biến câu có tính xếp đặt: Nhất Trí, nhì Lân (Nguyễn Tường Lân), tam Vân (Tô Ngọc Vân), tứ Cẩn (Trần Văn Cẩn) và họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung cho rằng tác phẩm của Gia Trí là một cuộc lộng vũ, cuộc lộng vũ có chừng mực. Còn có nhận xét nào hơn!
“Nhất Trí” cái tên quá quen thuộc sáng chói nhất mà từ lúc sinh thời đã nhuốm màu huyền thoại, một tài năng bền bỉ nghị lực trong giao thoa tiếp xúc văn hóa Đông Tây không thể ai thay thế, không thể ai phủ định.
Sau 1954, ông dời vào miền Nam. Cần mẫn sáng tạo vẫn theo khuynh hướng truyền thống, nhưng dần dần ông điêu luyện hơn trong kỹ thuật, bớt dần sự bay bướm, huyền ảo duyên dáng. Nếu thời cận đại, Nguyễn Gia Trí để lại vẻ đẹp thiếu nữ thanh tân Hà Nội cổ kính và tươi trẻ hồn nhiên thì giờ đây không còn thướt tha đài các như xưa nữa. Từng nhóm cô gái ngồi, nằm yên lặng, trầm tư, đăm chiêu. Cảm xúc đã bớt dào dạt trên thân hình thiếu nữ, môtíp ba cô gái bên nhau túm tụm quây quần hay rong chơi nhảy múa như ẩn ý một điều gì? Thời gian này, tranh ông đa sắc hơn, ông thể nghiệm một chút tượng trưng, biểu hiện, lại thử sức cả trừu tượng vào sơn mài. Ông vẫn tràn đầy cảm xúc nhưng được chế ngự của ý thức và trí tuệ.
Những năm 60, 70, tranh Nguyễn Gia Trí được bao bọc bởi một đường viền trang trí. Trên bức Hoài niệm xứ Bắc (1969), đường viền là các môtíp trang trí mai, lan, cúc, trúc, bầu rượu, túi thơ. Bức Vườn Xuân Trung Nam Bắc có kích thước 2m x 5.5m hiện trưng bày tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã được đóng khung và dọc theo hai đường viền bên trái và bên phải là hai câu thơ chữ Hán của Đào Duy Từ, tạm dịch:
“Bóng trăng như đèn tỏa sáng trên mặt nước
Hương hoa thoang thoảng bay theo gió đưa”.
Vườn Xuân Trung Nam Bắc đã đạt được mấy kỷ lục: kích thước lớn nhất, phối hợp nhiều chất liệu truyền thống và được nhà nước mua với giá cao nhất (100 nghìn USD, tương đương 600 triệu đồng Việt Nam thời điểm đó). Đó là tác phẩm được ghép từ 9 mảnh ván làm vóc, được họa sĩ Nguyễn Gia Trí sáng tác trong gần 20 năm và cũng là tác phẩm cuối cùng của ông. Tác phẩm giúp ta quay trở về với kí ức xưa trên tranh Gia Trí với cảnh vật, con người tràn ngập tình đất hương cây, những thiếu nữ dịu dàng đa cảm, những vạt áo loang loáng trong nắng Xuân, những dáng điệu tung tăng chạy nhảy. Vẻ đặc sắc riêng trong nghệ thuật sơn mài của Gia Trí lại thể hiện rất rõ ràng. Một cuộc trở về thật hoàn mỹ.
Bức tranh Thiếu nữ bên Hồ Gươm
Cùng với bức tranh lớn, sáu mươi năm ký họa, phác thảo cho bức tranh bằng chất liệu phấn màu, chì màu, than các loại, màu dùng trong sơn mài hòa loãng, được ông giao lại cho Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã phần nào giúp chúng ta thấy được con người, tâm hồn, tài năng của ông.
Trong sưu tập tranh của ông, tôi chú ý đến Vô đề (còn có tên là Thông và vách đá) sáng tác năm 1968, hiện trong sưu tập của ông bà Nguyễn Trường. Đó là một tranh trừu tượng đẹp và nó cũng đánh dấu ngã rẽ của ông trong quan niệm nghệ thuật. Những tác phẩm của ông từ bố cục trừu tượng đồ sộ, những bình phong, tranh sơn mài cảnh đình chùa, chợ quê ngày Tết, tranh thiếu nữ lộng lẫy yêu đời ta đều thấy ông luôn mở rộng tầm nhìn thẩm mỹ, cái cổ kính bên cạnh cái tân kỳ, cái lộng lẫy, sang trọng gần gũi cái chân quê, mộc mạc. Những tia sáng hy vọng bên cạnh hoài niệm miên man. Những nghịch lý sáng tạo cuốn hút ông trong hơn nửa thế kỷ.
Dù được bao phủ những danh hiệu cao quí, Nguyễn Gia Trí vẫn sống một cuộc đời ẩn dật giữa chốn đô thành náo nhiệt. Qua đời ngày 20/6/1993, thọ 85 tuổi, ông để lại một giá trị di sản đang ở đỉnh cao của nền tạo hình ViệtNam. Nhà nghiên cứu Huỳnh Hữu Ủy đã viết về ông: “Ông là một nghệ sĩ có thực tài, lại giữ được phẩm chất đạo đức của một nghệ sĩ lớn, trước bao biến đổi thăng trầm của vận nước trong mấy chục năm qua. Là bạn thân nhất của Nhất Linh trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn với các báo Phong Hóa, Ngày Nay…” và “rồi thời thế thay đổi nhiều, mặc dù vẫn làm việc kiên trì, ông có một đời sống gần như ẩn cư ngay giữa cảnh đô hội và đến sau năm 1975, ông dường như không còn sáng tác nữa. Bức Vườn Xuân Trung Nam Bắc là một tranh dở dang do một nhà doanh nghiệp đặt ông làm từ trước 1975. Về sau người đặt tranh đã tặng lại quyền sở hữu cho ông”.
Ngày nay, xem lại toàn bộ sáng tác của Nguyễn Gia Trí, ta thấy ông là người luôn tìm kiếm hướng mới cho sơn mài. Những tính từ mỹ miều chỉ tính cách nghệ thuật sơn mài đã thôi thúc ông tìm tòi, không dừng ở tả thực, ông muốn trừu tượng hóa hình hài vật thể. Những cuộc tìm kiếm đó, nhiều người cho là ông đã chế ngự được sơn mài, nhưng ông đã khẳng định: “Mình có làm chủ được đâu, phải hiểu biết tính chất của nó như tính tình của một người bạn, đôi lúc cũng phải theo khả năng của nó chứ”. (Theo Thái Tuấn: Họa sĩ Nguyễn Gia Trí).
Năm 1992, tôi vào làm việc tại Sài Gòn, được một người bạn dẫn đến thăm họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Lúc này, sức khỏe ông đã yếu nhiều không đi lại được. Giữa ông và tôi là một khoảng cách lớn về tuổi tác và nghề nghiệp, về sự am hiểu nghệ thuật. Câu chuyện luôn đứt quãng bởi ông còn im lặng, suy nghĩ rồi mới trả lời. Nhưng thật không ngờ khi nhắc đến họa sĩ Trần Văn Cẩn, mắt ông sáng lên như nhận ra người bạn cũ kém ông hai tuổi. Ông nói rất nhỏ bằng tiếng Pháp “Cẩn et moi nous sommes de meme promotion” (Cẩn và tôi học cùng một khóa). Bất giác, tôi thấy sự giống nhau vô cùng giữa các họa sĩ thế hệ Mỹ thuật Đông Dương khi nhắc đến tên nhau, việc đầu tiên là họ nhớ đến người bạn cùng khóa. Còn biết bao nhiêu sự kiện đã qua trong cuộc đời họ, họ khó mà nhớ hết được.
Tôi nhìn hai bàn tay tài hoa của ông lúc này đang chắp vào nhau rung rung, những ngón tay dài điệu nghệ thuở nào trên tấm sơn mài lung linh ánh nước mà xót xa thương cảm. Những ngày miệt mài nghiên cứu về các họa sĩ cận đại, đề tài tôi được Bảo tàng Mỹ thuật giao phó để có nhiều tư liệu khi đi sưu tầm tranh tại các nhà tư nhân ở Hà Nội, tôi không tưởng tượng có ngày được tiếp kiến ông, nhìn thấy ông – họa sĩ Nguyễn Gia Trí, bậc thầy của tranh sơn mài Việt Nam. Vậy mà trước mặt ông, tôi không thể trò chuyện được nhiều. Bà Trí đã tiếp chúng tôi và cho xem album ảnh gia đình chụp tác phẩm của ông.
Bức tranh Vườn Xuân Trung Nam Bắc
Vẫn là những tấm sơn mài trên nền vóc vỏ đỏ son hay sơn then thăm thẳm, vẫn là những cô gái Việt trong tà áo dài vấn vít sương khói chạng vạng buồn, những vỏ trứng trắng ngà làm mềm mại đường cong cơ thể. Những tranh lớn đề tài lịch sử được đặt tại thư viện thành phố Hồ Chí Minh.
Vẫn là những hình ảnh đạm bạc của một họa sĩ suốt đời vì một đam mê dữ dội, không bao giờ ngừng nghỉ. Ngay cả ngôi nhà ông ở những năm tháng cuối cùng của cuộc đời - số 493 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh cũng già nua, ẩn dật, khiêm nhường như chủ nhân vậy.
Nguyễn Gia Trí sáng tác không nhiều. Phải chăng tính kỹ càng, cầu toàn cao độ để có những tác phẩm hoàn hảo đã quyết định số lượng tranh trong sưu tập của ông?
Tôi còn nhớ ngày khai mạc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (1966) tại phòng trưng bày cận đại, khu trưng bày tranh của Nguyễn Gia Trí chỉ có ba bức, trong đó có một bức duy nhất của Bảo tàng là một cánh cửa sơn mài có đề tài là Lùm tre nông thôn (1938). Tác giả vẽ tỉ mỉ lùm tre với những lá tre tỉa tót cẩn thận, đung đưa bên bờ ao, cạnh những tàu lá chuối, dưới ao, một con thuyền nhỏ với những người nhà quê - đó là một bức sơn mài cổ truyền nền sơn then thếp vàng lộng lẫy.
Bức tranh này như đối lập với hai bức tranh Thiếu nữ bên bờ suối, Thiếu nữ bên cây phù dung - mượn của ông Đức Minh - về phong cách vẽ và quan niệm hội họa. Chất mỹ nghệ đã rời xa, đậu lại trên hai tác phẩm là sự cách tân kỳ diệu của Gia Trí trong khoảng thời gian 1939 -1944.
Mùa Đông năm 1978, một đoàn chuyên viên nghiên cứu mỹ thuật đã đi khảo sát, sưu tầm tranh cận đại tại Sài Gòn, được giới thiệu là tại Nhà khách Đà Lạt (xưa là Dinh Bảo Đại) có một bình phong lớn do họa sĩ Nguyễn Gia Trí thể hiện. Bức bình phong này nhanh chóng được chuyển từ Đà Lạt về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thay vào đó là bức bình phong sơn khắc Tây nguyên bao la - Tây nguyên hùng vĩ của hai anh em họa sĩ Nguyễn Như Hoành – Nguyễn Như Huân sáng tác năm 1960 có kích thước tương tự.
Bức bình phong này gồm 8 tấm kích thước 160cm x 400cm có hai mặt đều được làm hết sức cẩn thận. Một mặt là cảnh các thiếu nữ đang rong chơi chạy nhảy trong vườn. Môtíp ba cô gái túm tụm một nhóm lại xuất hiện, mặt bên kia là phong cảnh lá cây khoai môn và chuối. Đó là hai đề tài luôn ngự trị trong sáng tác của Nguyễn Gia Trí. Với mặt tranh thiếu nữ, ông đã trình bày một vườn hoa muôn màu sắc, trong đó các cô gái với tà áo quen thuộc. Giá trị hiện thực toát lên từ hình hài, động tác, sắc vàng của nền tranh đã chứng minh tranh được sáng tác khoảng sau 1954 khi ông đang sống ở Sài Gòn, điều này đúng với cả mặt thứ hai của bức tranh đề tài hoa lá khoai môn và chuối. Kỹ thuật vỏ trứng trên tấm lá khoai môn thật điêu luyện, mềm mại tạo mầu trắng ngà hòa hợp với lớp nền sơn then (đen) cổ kính, kín đáo.
Bức bình phong này hiện nay là điểm nhấn của phòng trưng bày cận đại của Bảo tàng Mỹ thuật. Du khách tham quan tha hồ ngắm từng chi tiết tinh tế, tài năng của một bậc thầy hội họa thời cận đại, người đã can đảm lao vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm như một định mệnh sắp sẵn không ngần ngại, hối tiếc.
Và chúng ta biết ơn sự lựa chọn của ông.
Nguyễn Hải Yến (Nhà phê bình Mỹ thuật)