Trận Tốt Động - Chúc Động (5-7/11/1426)
Trong Bình Ngô đại cáo, bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta, Nguyễn Trãi đã miêu tả trận đánh ở Tốt Động - Chúc Động bằng những lời đầy hào khí của nghĩa quân Lam Sơn:
... Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm.
Tốt Động thây phơi đầy nội, thối đã nghìn thu...
Tốt Động - Ninh Kiều (tức Chúc Động) là nơi đã diễn ra trận đánh nồi tiếng của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống Minh hồi đầu thế kỷ thứ 15. Lúc này cuộc kháng chiến đã bước sang năm thứ 8, ta càng đánh càng mạnh, càng giành được thế chủ động, địch liên tiếp bị thất bại, đang chuyển dần sang thế phòng ngự bị động. Chúng phải tập trung quân, co cụm về bảo vệ Đông Quan, sào huyệt cuối cùng của quân xâm lược. Trước tình hình như vậy, nhà Mỉnh đã phải điều động một lực lượng lớn gồm hơn 50 nghìn quân do Vương Thông chỉ huy sang tăng viện cho Đông Quan. Với lực lượng hơn 100 nghìn tên cả mới lẫn cũ, Vương Thông muốn dựa vào ưu thế về binh lực quyết định mở cuộc hành quân lớn nhằm quét sạch lực lượng nghĩa quân ở vùng ngoại vi Đông Quan, giành lại thế chủ động chiến lược, và xoay chuyển lại tình thế đang không có lợi cho chúng. Hướng hành quân của chúng là phía Nam và Tây Nam, nơi có một bộ phận lực lượng nghĩa quân do các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đinh Lễ... chỉ huy đang hoạt động.
Đầu tháng 11/1426, Vương Thông tập trung hơn 90 nghìn quân hùng hổ tiến theo hướng Nam và Tây Nam với mộng tưởng có thể đè bẹp lực lượng của quân ta. Đoán trước được âm mưu và hướng hành quân của địch, tuy lực lượng rất ít so với quân địch, nhưng với quyết tâm chiến đấu bẻ gẫy cuộc hành quân của chúng, các tướng nghĩa quân Lam Sơn đã chọn một cách đối phó thích hợp, rất sáng tạo. Đó là tìm địa hình xung yếu cho quân mai phục chờ đánh địch. Trận địa mai phục chủ yếu được bố trí ở Tốt Động và Chúc Động. Tốt Động (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây) là một vùng đất thấp lầy lội bốn xung quanh có những gò đất cao, rất thuận tiện cho việc mai phục. Chúc Động cách Tốt Động 6 km về phía Đông Bắc cũng là một địa hình đa dạng, phức tạp và hiểm yếu rất thuận tiện cho việc mai phục. Trận địa mai phục ở Tốt Động có nhiệm vụ chặn đứng và đập nát tiền quân địch, tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực của chúng. Còn trận địa mai phục ở Chúc Động thì nhằm đánh vào hậu quân địch, đồng thời chặn đường rút lui của chúng khi bị thất bại muốn tìm đường chạy trốn về Đông Quan.
Đúng như dự tính, toàn bộ quân địch đã lọt vào trận địa phục kích của ta ở Tốt Động và Chúc Động. Suốt ba ngày đêm (từ 5 đến 7 tháng 11 năm 1426) chiến đấu liên tục vô cùng ác liệt và rất mưu trí, linh hoạt, nghĩa quân Lam Sơn đã làm thất bại hoàn toàn cuộc phản công chiến lược của Vương Thông. Hơn 6 vạn quân địch đã bị tiêu diệt, Thượng thư Tín Hiệp, Nội quan Lý Lượng đã phải bỏ mạng, bản thân Vương Thông cũng bị trọng thương. Số tàn quân cố gắng bảo vệ chủ tướng liều chết mở đường máu rút chạy về Đông Quan.
Quân ta đã toàn thắng! Cục diện chiến tranh đã hoàn toàn thay đổi, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Minh bước vào một giai đoạn mới. Đó là thắng lợi của trận quyết chiến có ý nghĩa chiến lược to lớn của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ thứ 15. Trong điều kiện chiến đấu ác liệt, với so sánh lực lượng vô cùng chênh lệch gần như lấy một đánh mười, quân dân ta vẫn quyết tâm tiến công địch và giành thắng lợi rực rỡ trong một thời gian rất ngắn. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động được ghi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta như là một trong những mẫu mực điển hình nhất của nghệ thuật quân sự ''lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh" đúng như Nguyễn Trãi đã tổng kết trong Bình Ngô đại cáo:
Lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục,
Lấy yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ.
Trong Bình Ngô đại cáo, bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta, Nguyễn Trãi đã miêu tả trận đánh ở Tốt Động - Chúc Động bằng những lời đầy hào khí của nghĩa quân Lam Sơn:
... Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm.
Tốt Động thây phơi đầy nội, thối đã nghìn thu...
Tốt Động - Ninh Kiều (tức Chúc Động) là nơi đã diễn ra trận đánh nồi tiếng của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống Minh hồi đầu thế kỷ thứ 15. Lúc này cuộc kháng chiến đã bước sang năm thứ 8, ta càng đánh càng mạnh, càng giành được thế chủ động, địch liên tiếp bị thất bại, đang chuyển dần sang thế phòng ngự bị động. Chúng phải tập trung quân, co cụm về bảo vệ Đông Quan, sào huyệt cuối cùng của quân xâm lược. Trước tình hình như vậy, nhà Mỉnh đã phải điều động một lực lượng lớn gồm hơn 50 nghìn quân do Vương Thông chỉ huy sang tăng viện cho Đông Quan. Với lực lượng hơn 100 nghìn tên cả mới lẫn cũ, Vương Thông muốn dựa vào ưu thế về binh lực quyết định mở cuộc hành quân lớn nhằm quét sạch lực lượng nghĩa quân ở vùng ngoại vi Đông Quan, giành lại thế chủ động chiến lược, và xoay chuyển lại tình thế đang không có lợi cho chúng. Hướng hành quân của chúng là phía Nam và Tây Nam, nơi có một bộ phận lực lượng nghĩa quân do các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đinh Lễ... chỉ huy đang hoạt động.
Đầu tháng 11/1426, Vương Thông tập trung hơn 90 nghìn quân hùng hổ tiến theo hướng Nam và Tây Nam với mộng tưởng có thể đè bẹp lực lượng của quân ta. Đoán trước được âm mưu và hướng hành quân của địch, tuy lực lượng rất ít so với quân địch, nhưng với quyết tâm chiến đấu bẻ gẫy cuộc hành quân của chúng, các tướng nghĩa quân Lam Sơn đã chọn một cách đối phó thích hợp, rất sáng tạo. Đó là tìm địa hình xung yếu cho quân mai phục chờ đánh địch. Trận địa mai phục chủ yếu được bố trí ở Tốt Động và Chúc Động. Tốt Động (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây) là một vùng đất thấp lầy lội bốn xung quanh có những gò đất cao, rất thuận tiện cho việc mai phục. Chúc Động cách Tốt Động 6 km về phía Đông Bắc cũng là một địa hình đa dạng, phức tạp và hiểm yếu rất thuận tiện cho việc mai phục. Trận địa mai phục ở Tốt Động có nhiệm vụ chặn đứng và đập nát tiền quân địch, tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực của chúng. Còn trận địa mai phục ở Chúc Động thì nhằm đánh vào hậu quân địch, đồng thời chặn đường rút lui của chúng khi bị thất bại muốn tìm đường chạy trốn về Đông Quan.
Đúng như dự tính, toàn bộ quân địch đã lọt vào trận địa phục kích của ta ở Tốt Động và Chúc Động. Suốt ba ngày đêm (từ 5 đến 7 tháng 11 năm 1426) chiến đấu liên tục vô cùng ác liệt và rất mưu trí, linh hoạt, nghĩa quân Lam Sơn đã làm thất bại hoàn toàn cuộc phản công chiến lược của Vương Thông. Hơn 6 vạn quân địch đã bị tiêu diệt, Thượng thư Tín Hiệp, Nội quan Lý Lượng đã phải bỏ mạng, bản thân Vương Thông cũng bị trọng thương. Số tàn quân cố gắng bảo vệ chủ tướng liều chết mở đường máu rút chạy về Đông Quan.
Quân ta đã toàn thắng! Cục diện chiến tranh đã hoàn toàn thay đổi, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Minh bước vào một giai đoạn mới. Đó là thắng lợi của trận quyết chiến có ý nghĩa chiến lược to lớn của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ thứ 15. Trong điều kiện chiến đấu ác liệt, với so sánh lực lượng vô cùng chênh lệch gần như lấy một đánh mười, quân dân ta vẫn quyết tâm tiến công địch và giành thắng lợi rực rỡ trong một thời gian rất ngắn. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động được ghi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta như là một trong những mẫu mực điển hình nhất của nghệ thuật quân sự ''lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh" đúng như Nguyễn Trãi đã tổng kết trong Bình Ngô đại cáo:
Lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục,
Lấy yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ.
(Xem tiếp kỳ sau)