Nguyễn Qúy Đức là người có công lớn trong việc trùng tu, xây dựng thêm các công trình ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám như: dựng điện Đại Thành và hai bên tả hữu vu, trang trí nhà Thái học, dựng 21 bia Tiến sĩ.
Nguyễn Qúy Đức hiệu là Đường Hiên, tự Bản Nhân, người xã Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Nam (nay thuộc Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Ông sinh ngày 19/3/1648 (năm Mậu Tí), mất ngày 14/5/1720 (năm Canh Tý) , thọ 72 tuổi; xuất thân trong một gia đình quan lại danh tiếng.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Nguyễn Qúy Đức đỗ Thám hoa khoa Bính Thìn (1676) đời Lê Hy Tông, làm quan đến chức Đô ngự sử, Thượng thư Bộ lại rồi Tham tụng (Tể tướng), tước Liêm quận công, hàm Thái phó. Là người thuần hậu, trầm tĩnh, rộng rãi, khi làm Tể tướng ông cấm việc phiền hà, tha người trốn tránh và thiếu thuế, bớt tạp dịch, giúp nhà nông nên ai cũng khen ngợi.
Người đời đánh giá Nguyễn Quý Đức là một nhà chính trị tài ba, nhà văn hóa, nhà thơ, nhà sử học: “Là người rộng rãi, trung hậu và trầm tĩnh, từ cách cư xử đến cách thù tiếp đều tỏ ra vui vẻ dễ dàng, nhưng khi bàn luận chính sự, hễ thấy việc gì chưa thỏa đáng thì kiên trì ý kiến đến vài bốn lần, vững chắc không thể lay chuyển được... Ông làm chính sự cốt ở khoan hòa và trung hậu, được nhiều người suy tôn và noi theo” (Lịch triều tạp kỷ). Đương thời, ông vốn rất quan tâm và chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ quan lại cho triều đình và xem đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự bền vững và sức mạnh của vương triều.
Đặc biệt, Nguyễn Qúy Đức còn là người có công lớn trong việc trùng tu, xây dựng thêm các công trình ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám như: dựng điện Đại Thành và hai bên tả hữu vu, trang trí nhà Thái học, dựng 21 bia Tiến sĩ, việc nào ông cũng tự mình trông coi cho đến khi hoàn thành.
Bấy giờ, qua 60 năm, hơn 20 khoa thi được tổ chức mà triều đình vẫn chưa cho dựng bia đề danh những người thi đỗ tiến sĩ, nên ngày 10/7/ 1716 (năm Bính Thân) đời Lê Dụ Tông, Nguyễn Qúy Đức đã dâng tấu xin truy lập bia các khoa thi còn thiếu, gồm các khoa năm Bính Thân (1656) đến khoa Ất Mùi (1715). Trong tờ khai của ông có đoạn: “Vả lại, lâu ngày không có ai coi giữ về việc làm bia ấy. Vậy xin trích lấy tiền công, giao cho bộ Công đứng ra lo làm…”; bản thân ông cũng là người sắc nhuận nội dung của 21 tấm bia tiến sĩ để tránh những sai sót.
Tuy nhiên, chi phí cho việc dựng một tấm bia khá tốn kém vì phải chọn loại đá tốt rồi vận chuyển từ Thanh Hóa ra, tiền trả cho thợ khắc chữ, tạc bia…; trong sách Vân đài loại ngữ, Lê Qúy Đôn cho biết: “tạc một tấm bia, tiêu đến hơn 100 quan tiền”. Vì số lượng bia dựng nhiều, chi phí rất lớn nên triều đình chỉ cung ứng một phần nào còn lại những người có liên quan phải lo liệu: “người nào hiện còn sống thì những người ấy tự lo liệu lấy kinh phí, 5 khoa không có người hiện tại thì quan tự ứng tiền ra chi phí” (Kiến văn tiểu lục).
Bia tiến sĩ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Để khắc phục tình trạng thiếu kinh phí dùng cho việc dựng bia Tiến sĩ và tu sửa Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nguyễn Qúy Đức đã một phần đi quyên góp từ dân, một phần bỏ tiền túi của mình ra chi trả cho hoạt động này. Sách Tục biên công dư tiệp ký viết về công tích của ông như sau: “… Ông vào điện Đại Thành làm lễ tạ tội, xin được phù hộ để công việc tu tạo đền vũ hoàn thành rồi sẽ chết và xin Hoàng thượng cho khởi dựng lại điện vũ, hành lang, tường cổng, đường sá, chế hai chiếc đỉnh mới… Tất cả đều rộng lớn mà từ thời Trung hưng đến nay chưa từng thấy. Trải hai năm công việc mới xong, phí tổn tới hàng vạn mà triều đình chỉ ban cho 1.000 quan tiền, còn thì đều do gia đình ông chi ra".
Sau khi trông nom công trình hoàn tất, ông xin nghỉ việc. Thường thường cứ ngày mồng một và rằm, ông đều đến Quốc Tử Giám giảng tập cho học trò, được vài năm thì mất... Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biết: “Triều đình có chế tác gì lớn, phần nhiều do tay ông thảo. Ông làm tể tướng 10 năm, về chính sự chuộng khoan hậu...”.
Sử sách và người đời hết lời ngợi ca Nguyễn Qúy Đức về sự nghiệp trước tác và chấn hưng văn học, giáo dục; cũng như tính tình đôn hậu, thương người, hòa nhã và bình dân vì thế, mọi người đều kính trọng, yêu mến. Dân gian có câu ca rằng: “Tể tướng Qúy Đức, thiên hạ yên tức” (Tể tướng Qúy Đức, thiên hạ yên vui) đã cho thấy tình cảm sâu nặng của nhân dân với ông.
Nguyễn Qúy Đức hiệu là Đường Hiên, tự Bản Nhân, người xã Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Nam (nay thuộc Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Ông sinh ngày 19/3/1648 (năm Mậu Tí), mất ngày 14/5/1720 (năm Canh Tý) , thọ 72 tuổi; xuất thân trong một gia đình quan lại danh tiếng.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Nguyễn Qúy Đức đỗ Thám hoa khoa Bính Thìn (1676) đời Lê Hy Tông, làm quan đến chức Đô ngự sử, Thượng thư Bộ lại rồi Tham tụng (Tể tướng), tước Liêm quận công, hàm Thái phó. Là người thuần hậu, trầm tĩnh, rộng rãi, khi làm Tể tướng ông cấm việc phiền hà, tha người trốn tránh và thiếu thuế, bớt tạp dịch, giúp nhà nông nên ai cũng khen ngợi.
Người đời đánh giá Nguyễn Quý Đức là một nhà chính trị tài ba, nhà văn hóa, nhà thơ, nhà sử học: “Là người rộng rãi, trung hậu và trầm tĩnh, từ cách cư xử đến cách thù tiếp đều tỏ ra vui vẻ dễ dàng, nhưng khi bàn luận chính sự, hễ thấy việc gì chưa thỏa đáng thì kiên trì ý kiến đến vài bốn lần, vững chắc không thể lay chuyển được... Ông làm chính sự cốt ở khoan hòa và trung hậu, được nhiều người suy tôn và noi theo” (Lịch triều tạp kỷ). Đương thời, ông vốn rất quan tâm và chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ quan lại cho triều đình và xem đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự bền vững và sức mạnh của vương triều.
Đặc biệt, Nguyễn Qúy Đức còn là người có công lớn trong việc trùng tu, xây dựng thêm các công trình ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám như: dựng điện Đại Thành và hai bên tả hữu vu, trang trí nhà Thái học, dựng 21 bia Tiến sĩ, việc nào ông cũng tự mình trông coi cho đến khi hoàn thành.
Bấy giờ, qua 60 năm, hơn 20 khoa thi được tổ chức mà triều đình vẫn chưa cho dựng bia đề danh những người thi đỗ tiến sĩ, nên ngày 10/7/ 1716 (năm Bính Thân) đời Lê Dụ Tông, Nguyễn Qúy Đức đã dâng tấu xin truy lập bia các khoa thi còn thiếu, gồm các khoa năm Bính Thân (1656) đến khoa Ất Mùi (1715). Trong tờ khai của ông có đoạn: “Vả lại, lâu ngày không có ai coi giữ về việc làm bia ấy. Vậy xin trích lấy tiền công, giao cho bộ Công đứng ra lo làm…”; bản thân ông cũng là người sắc nhuận nội dung của 21 tấm bia tiến sĩ để tránh những sai sót.
Tuy nhiên, chi phí cho việc dựng một tấm bia khá tốn kém vì phải chọn loại đá tốt rồi vận chuyển từ Thanh Hóa ra, tiền trả cho thợ khắc chữ, tạc bia…; trong sách Vân đài loại ngữ, Lê Qúy Đôn cho biết: “tạc một tấm bia, tiêu đến hơn 100 quan tiền”. Vì số lượng bia dựng nhiều, chi phí rất lớn nên triều đình chỉ cung ứng một phần nào còn lại những người có liên quan phải lo liệu: “người nào hiện còn sống thì những người ấy tự lo liệu lấy kinh phí, 5 khoa không có người hiện tại thì quan tự ứng tiền ra chi phí” (Kiến văn tiểu lục).
Bia tiến sĩ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Để khắc phục tình trạng thiếu kinh phí dùng cho việc dựng bia Tiến sĩ và tu sửa Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nguyễn Qúy Đức đã một phần đi quyên góp từ dân, một phần bỏ tiền túi của mình ra chi trả cho hoạt động này. Sách Tục biên công dư tiệp ký viết về công tích của ông như sau: “… Ông vào điện Đại Thành làm lễ tạ tội, xin được phù hộ để công việc tu tạo đền vũ hoàn thành rồi sẽ chết và xin Hoàng thượng cho khởi dựng lại điện vũ, hành lang, tường cổng, đường sá, chế hai chiếc đỉnh mới… Tất cả đều rộng lớn mà từ thời Trung hưng đến nay chưa từng thấy. Trải hai năm công việc mới xong, phí tổn tới hàng vạn mà triều đình chỉ ban cho 1.000 quan tiền, còn thì đều do gia đình ông chi ra".
Sau khi trông nom công trình hoàn tất, ông xin nghỉ việc. Thường thường cứ ngày mồng một và rằm, ông đều đến Quốc Tử Giám giảng tập cho học trò, được vài năm thì mất... Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biết: “Triều đình có chế tác gì lớn, phần nhiều do tay ông thảo. Ông làm tể tướng 10 năm, về chính sự chuộng khoan hậu...”.
Sử sách và người đời hết lời ngợi ca Nguyễn Qúy Đức về sự nghiệp trước tác và chấn hưng văn học, giáo dục; cũng như tính tình đôn hậu, thương người, hòa nhã và bình dân vì thế, mọi người đều kính trọng, yêu mến. Dân gian có câu ca rằng: “Tể tướng Qúy Đức, thiên hạ yên tức” (Tể tướng Qúy Đức, thiên hạ yên vui) đã cho thấy tình cảm sâu nặng của nhân dân với ông.
(Theo Đất Việt)