Không như da người lớn, da bé vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên dễ bị tổn thương và cần có sự bảo vệ chu đáo hơn. Làm thế nào để chăm sóc tốt làn da con, để vải vóc, áo quần con luôn mềm mại dịu hương như tình thương của mẹ?
1. Hiểu rõ về da bé!
Chỉ khi hiểu rõ, bạn mới có thể chăm sóc tốt nhất cho làn da bé. Da là lớp bao phủ tự nhiên, giúp bé chống lại các tác nhân bên ngoài như ánh nắng, tổn thương và nhiễm khuẩn. Nếu lớp da không phát triển hoàn hảo, các lây nhiễm qua da xuất hiện. Bé sẽ phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ về sức khỏe.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về làn da bé thông qua sách báo hay Internet. Dưới đây là một số lưu ý để giúp làn da non nớt của bé luôn mịn màng:
2. Vải vóc, áo quần
Áo quần, khăn tã, mền đắp… là những thứ tiếp xúc trực tiếp với làn da non nớt của con, có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất đến làn da, khiến bé cảm thấy khó chịu hay dễ chịu, bị kích ứng hay như được nâng niu.
"Công thức" của bác sĩ: Chọn vải vóc từ chất liệu 100% cotton, có độ thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, chất liệu này có nhược điểm là nếu chăm sóc không đúng cách sẽ chóng bị thô ráp, xơ cứng, gây khó chịu cho bé sau một thời gian sử dụng. Nên chọn những sản phẩm giặt xả phù hợp, với công thức an toàn đã qua kiểm định, dành riêng cho áo quần trẻ em, giúp làm sạch và làm mềm vải mà vẫn an toàn.
3. Giặt áo quần đúng cách
Bạn có thể giặt máy, nhưng nên giặt riêng quần áo của trẻ (không giặt chung với áo quần người lớn vì dễ nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn) và chọn chế độ giặt "mềm" để tránh lực vắt gây hư hỏng áo quần. Không giặt quần áo trẻ bằng chất giặt xả thông thường vì có tính tẩy mạnh, mùi hương có thể quá "gắt" với trẻ em.
Hãy chọn những sản phẩm giặt xả riêng, có công thức an toàn cho da trẻ em, không gây kích ứng, mùi hương dịu nhẹ (như mùi phấn rôm). Nên dùng thêm nước xả (chọn sản phẩm dành riêng cho quần áo trẻ em) giúp làm mềm vải, giúp bé không bị kích ứng da. Mùi hương dịu nhẹ cũng giúp làm mất đi mùi tanh trên quần áo của trẻ em vì các chất thải, nôn trớ…
4. Khám da định kỳ
Nhiều mẹ quan niệm bệnh ngoài da là không nguy hiểm và không cần quá quan tâm. Với trẻ nhỏ, do khả năng đáp ứng miễn dịch còn kém, làn da của bé rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng, nhiễm trùng. Tổn thương da dễ dàng lan tỏa, ảnh hưởng đến toàn thân. Vì vậy, việc bảo vệ làn da và chăm sóc đúng cách không chỉ giúp tránh mụn nhọt rôm sảy mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận...
Khi thấy bé nổi ban, mắc bệnh có liên quan tới những nốt ban trên da như thủy đậu, sởi, chân tay miệng… nên đưa bé đến bác sĩ. Nên lưu ý từng kích ứng dù nhỏ nhất trên da của con như mẩn đỏ, ngứa ngáy… Vì những điều này thấy "nhỏ nhặt" song lại khiến bé không thể thoải mái vận động chơi đùa.
1. Hiểu rõ về da bé!
Chỉ khi hiểu rõ, bạn mới có thể chăm sóc tốt nhất cho làn da bé. Da là lớp bao phủ tự nhiên, giúp bé chống lại các tác nhân bên ngoài như ánh nắng, tổn thương và nhiễm khuẩn. Nếu lớp da không phát triển hoàn hảo, các lây nhiễm qua da xuất hiện. Bé sẽ phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ về sức khỏe.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về làn da bé thông qua sách báo hay Internet. Dưới đây là một số lưu ý để giúp làn da non nớt của bé luôn mịn màng:
2. Vải vóc, áo quần
Áo quần, khăn tã, mền đắp… là những thứ tiếp xúc trực tiếp với làn da non nớt của con, có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất đến làn da, khiến bé cảm thấy khó chịu hay dễ chịu, bị kích ứng hay như được nâng niu.
"Công thức" của bác sĩ: Chọn vải vóc từ chất liệu 100% cotton, có độ thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, chất liệu này có nhược điểm là nếu chăm sóc không đúng cách sẽ chóng bị thô ráp, xơ cứng, gây khó chịu cho bé sau một thời gian sử dụng. Nên chọn những sản phẩm giặt xả phù hợp, với công thức an toàn đã qua kiểm định, dành riêng cho áo quần trẻ em, giúp làm sạch và làm mềm vải mà vẫn an toàn.
3. Giặt áo quần đúng cách
Bạn có thể giặt máy, nhưng nên giặt riêng quần áo của trẻ (không giặt chung với áo quần người lớn vì dễ nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn) và chọn chế độ giặt "mềm" để tránh lực vắt gây hư hỏng áo quần. Không giặt quần áo trẻ bằng chất giặt xả thông thường vì có tính tẩy mạnh, mùi hương có thể quá "gắt" với trẻ em.
Hãy chọn những sản phẩm giặt xả riêng, có công thức an toàn cho da trẻ em, không gây kích ứng, mùi hương dịu nhẹ (như mùi phấn rôm). Nên dùng thêm nước xả (chọn sản phẩm dành riêng cho quần áo trẻ em) giúp làm mềm vải, giúp bé không bị kích ứng da. Mùi hương dịu nhẹ cũng giúp làm mất đi mùi tanh trên quần áo của trẻ em vì các chất thải, nôn trớ…
4. Khám da định kỳ
Nhiều mẹ quan niệm bệnh ngoài da là không nguy hiểm và không cần quá quan tâm. Với trẻ nhỏ, do khả năng đáp ứng miễn dịch còn kém, làn da của bé rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng, nhiễm trùng. Tổn thương da dễ dàng lan tỏa, ảnh hưởng đến toàn thân. Vì vậy, việc bảo vệ làn da và chăm sóc đúng cách không chỉ giúp tránh mụn nhọt rôm sảy mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận...
Khi thấy bé nổi ban, mắc bệnh có liên quan tới những nốt ban trên da như thủy đậu, sởi, chân tay miệng… nên đưa bé đến bác sĩ. Nên lưu ý từng kích ứng dù nhỏ nhất trên da của con như mẩn đỏ, ngứa ngáy… Vì những điều này thấy "nhỏ nhặt" song lại khiến bé không thể thoải mái vận động chơi đùa.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành
(BV Đại học Y Dược)