banner

Trang được xây dựng với nội dung giải trí dành cho tuổi thơ, giúp các bé hiểu biết thêm về ngôn ngữ, lịch sử, sự vật đời sống... thông qua các câu truyện Cổ tích, Truyền thuyết dân gian, nghệ thuật vẽ tranh, hài hước... từng bước xây dựng nền tảng trí tuệ cho bé. Trang cũng dành một phần nội dung cho bậc làm cha mẹ như: Đặt tên cho con - Tưởng dễ mà khó, sứ khỏe, nấu ăn, bài thuốc hay... Chúc các bé cùng phụ huynh thư giãn vui khỏe! Bé nào muốn có tranh, video, vui cười... muốn đăng lên trang này, nhờ bố mẹ gửi vào hộp thư: phungban@gmail.com để duyệt nội dung trước khi được đăng nhé!
Bài ngẫu nhiên
Bé nào có tranh đẹp, video hay, vui cười,... muốn đăng trên trang này thì nhờ bố mẹ gửi vào hộp thư: phungban@gmail.com để duyệt trước khi được đăng.
19 tháng 5, 2013

Đặt tên con theo phương pháp khoa học (Phần 2)


III. ĐẶT TÊN THEO THÀNH NGỮ CHỮ HÁN

Những thành ngữ sau đây gồm bốn chữ, lấy từ một câu trong các cổ thư Trung Hoa. Có thể chọn một, hai chữ theo thứ tự trong thành ngữ hoặc sắp xếp cho hợp ý mình. Mỗi thành ngữ có nội dung được diễn giải rõ ràng, đầy đủ và có ví dụ đặt tên.
1. An cư lạc nghiệp:

An : yên lành; Cư: ở; Lạc: vui; Nghiệp: nghề Nghĩa: Ở yên chỗ, vui với nghề.
Hán thư: “Các an kỳ cư nhỉ lạc kỳ nghiệp” (“Mỗi người đều ăn ở yên lành, sống vui với nghề nghiệp”). 
Ví dụ : Đỗ An Cư – Nguyễn Lạc Nghiệp Phạm An Lạc – Trần Lạc An

2. An nhược kim âu:
An: yên lành; Nhược: như; Kim: vàng; Âu: cái âu.
Nghĩa: Vững như âu vàng. Ý nói: vững vàng, chắc chắn.
Nam sử chép lời Hán Vũ Đế: “Ngã quốc gia do nhược kim âu, vô sở khiếm khuyết” (“Đất nước của ta vững bền như âu vàng, chẳng có chỗ nào kém khuyết”).
Ví dụ: Nguyễn Kim Âu – Lý Nhược An

3. Anh tài uyên tẩu:
Anh: người tài năng xuất chúng; Tài: tài năng; Uyên: cái vực sâu, có nhiều cá ở; Tẩu: cái chằm, bụi rậm, có nhiều thú hoang ẩn núp.
Ngụ ý nơi dạy được nhiều học trò giỏi, giống như cái vực sâu có nhiều cá và cái chằm rậm rạp có nhiều thú hoang ẩn náu.
Ví dụ: Phạm Anh Tài – Ngô Tài Uyên.

4. Ánh tuyết độc thư:
Ánh: ánh sáng chiếu lại; Tuyết: hơi nước trên không, gặp lạnh kết đông lại mà rơi xuống; Độc: đọc; Thư: sách.
Nghĩa: Soi tuyết đọc sách. Chỉ người học trò nghèo mà ham học.
Sách Thượng Hữu Lục kể truyện Lục Điền đời Tấn thông minh, chăm học nhưng nhà nghèo không có tiền mua dầu thắp đèn, ban đêm ông đem sách ra ngoài trời, nhờ có tuyết chiếu ánh sáng mà đọc.
Ví dụ: Đào Thị Ánh Tuyết.

5. Ẩm thuỷ tư nguyên:
Ẩm: uống; Thuỷ: nước; Tư: nghĩ, nhớ; Nguyên: nguồn.
Nghĩa: Uống nước nhớ nguồn. Chỉ sự biết ơn, nhớ ơn.
Ví dụ: Trần Tư Nguyên – Bùi Thuỷ Nguyên

6. Ẩn ác dương thiện:
Ẩn: giấu đi; Ác: xấu, hung dữ; Dương: cất lên, khen ngợi; Thiện: tốt lành.
Nghĩa: Giấu điều ác, điều xấu; khoe việc hay, sự tốt ra.
Ví dụ : Bùi Thiện Dương – Vũ Dương Thiện B 

7. Bác cổ thông kim
Bác: rộng; Cổ: đời xưa; Thông: suốt qua, hiểu rõ; Kim: đời nay.
Nghĩa: Hiểu biết rộng đời xưa, thông suốt cả đời nay; người bác học.
Ví dụ : Lê Thông Kim – Trần Bác Kim Trịnh Kim Thông.

8. Bách chiến bách thắng:
Bách: trăm; chiến: đánh nhau; thắng: hơn, lấy sức mà khuất phục người. 
Nghĩa: Đánh trăm trận đều thắng cả trăm trận. Nghĩa bóng: vô địch, không ai hơn nổi.

Ví dụ : Nguyễn Chiến Thắng – Lê Bách Thắng Trần Thiện Thắng – Tạ Bách Chiến

9. Bách bộ xuyên dương:
Bách: trăm; bộ: bước; xuyên: suốt, thấu qua; dương: dương liễu 
Nghĩa: Cách trăm bước, bắn xuyên qua lá dương Sử ký viết: “Người bắn cung giỏi như Dưỡng Do Cơ đời nhà Chu, đứng xa cách trăm bước mà bắn tên trúng xuyên qua lá liễu”, chỉ tài bắn tên siêu phàm. Nghĩa bóng: Người có tài, hữu dụng cho đất nước.
Ví dụ : Nguyễn Bách Xuyên – Phạm Dương Xuyên Trần Xuyên Dương – Đinh Bách Dương 

10. Bách niên hảo hợp:
Bách: một trăm; niên: năm; hảo: tốt lành; hợp: hoà hợp.
Nghĩa: Trăm năm hoà hợp. Ý chỉ vợ chồng hoà hợp tốt đẹp, lâu dài.

Ví dụ: Trần Thị Hảo – Đào Thị Hợp Đặng Văn Hảo – Nguyễn Văn Hợp.

11. Bách xích can đầu:
Bách: trăm; xích: thước; can: cây sào; đầu: cái đầu.
Nghĩa: Cây sào trăm thước. Nguyên câu là: “Bách xích can đầu, cánh tiến nhất bộ” (“Dù đã lên tới đầu cây sào cao trăm thước, nhưng vẫn cố tiến thêm một bước nữa”). Ý nói: Có tài cao, nhưng không lấy làm tự mãn, vẫn cố gắng để tiến bộ thêm. Thành ngữ “bách xích can đầu” chỉ người có tài năng, đạo đức ở đỉnh cao.
Ví dụ: Lưu Bách Xích – Hồ Bách Can.

12. Bàn khê thọ khảo:
Bàn: địa danh ở huyện Bảo Khê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc; khê: khe suối; thọ: sống lâu; khảo: già. 
Nghĩa: Khe bàn sống lâu. Theo tích xưa, Khương Tử Nha ngồi câu cá ở Khe Bàn, lúc đó khoảng tám chục tuổi, được Văn Vương mời ra cầm quân diệt nhà Trụ, lập nên nhà Chu.
Ví dụ: Mai Thọ Khê – Trần Bàn Khê.

13. Băng hồ thu nguyệt:
Băng: giá, nước vì lạnh mà đóng lại thành thể rắn; hồ: cái bình đựng rượu; thu: mùa thu; nguyệt: trăng. Nghĩa: Bầu giá trăng thu. Nghĩa bóng: Lòng trong sạch của bậc hiền nhân quân tử. Thơ Lý Diên Niên: Băng hồ thu nguyệt Oánh triệt vô hà.
Nghĩa: Như bầu giá băng Trong suốt không bợn.
Ví dụ: Trần Băng Hồ - Trịnh Thị Thu Nguyệt Dương Ngọc Hồ - Phạm Băng Tâm 

14. Bất khả tư nghị:
Bất: không; khả: có thể; tư: nghĩ; nghị: bàn 
Nghĩa: Không thể bàn. Chữ trong kinh Phật: “Kỳ công đức bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị” (“Công đức không thể nghĩ, bàn bạc được; quả báo cũng không thể nghĩ, bàn bạc được”). Chỉ một sự việc, một nhân cách cao siêu, không thể bàn bạc, nghĩ đến được.
Ví dụ : Nguyễn Bất Nghị - Mạnh Khả Tư Phạm Tư Nghị

15. Bất tri vi bất tri:
Bất: không; tri: biết; vi: là 
Nghĩa: Không biết thì là không biết Chữ lấy trong sách Mạnh Tử: “Tri chi vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri dã” (“Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, như thế đó mới gọi là biết vậy”).
Ý câu này dạy sự chân thật trong tri thức.
Ví dụ đặt tên: Lê Thị Bất Tri – Nguyễn Thị Tri Dương Bất Tri – Trần Văn Tri

16. Bị hạt hoài ngọc:
Bị: mặc; hạt: áo vải của người nghèo; hoài: mang, ôm, lận; ngọc: viên ngọc 
Nghĩa : Mặc vải lận ngọc. Nghĩa bóng: Người quân tử không muốn cho người đời biết mình. Sách Lão Tử viết: “Tri ngã giả hi, tắc ngã quí hĩ; thị dĩ thánh nhân bị hạt hoài ngọc” (“Ít kẻ biết ta thì ta lại quý, cho nên thánh nhân mặc đồ vải gai mà trong lưng lận ngọc báu”).
Ví dụ: Bùi Ngọc Hoài – Vũ Ngọc Hoài Phùng Hoài Ngọc – Trương Hoài Ngọc 

17. Bĩ cực thái lai:
Bĩ: tên một quẻ trong Kinh Dịch; chỉ sự bế tắc; cực: rất lắm, cuối cùng; thái: tên một quẻ, chỉ sự thông thuận, an vui; lai: đến.
Nghĩa: Bế tắc ở mức cùng tột thì đến sự thông thuận, an vui. Hết thời vận xấu, đến thời may mắn. Ví dụ đặt tên: Nguyễn Thái Lai – Trần Văn Lai Phạm Văn Thái.

18. Biên châu chuyết ngọc:
Biên: đan bện, sắp xếp; châu: hạt ngọc trai; chuyết: kết lại với nhau; ngọc: viên ngọc Nghĩa: Sắp xếp lại các hạt châu và kết các viên ngọc lại với nhau.
Nghĩa bóng: làm bài văn tuyệt diệu. Đây là lời khen một nhà làm văn xuất sắc.
Ví dụ : Trần Thị Châu Ngọc – Lý Ngọc Châu Phạm Ngọc Biên – Nguyễn Chuyết Ngọc 

19. Bộ bộ liên hoa Bộ: 
đi bộ, bước; liên: hoa sen; hoa: bông hoa.
Nghĩa: bước bước hoa sen.
Nam sử kể: Đông Hôn Hầu yêu quý nàng hầu là Phan Phi rất đẹp, cho làm cái lầu ở, sàn chạm những đoá sen. Mỗi lần nàng bước đi, ông khen: “Thử bộ bộ liên hoa dã” (“Mỗi bước đi nở một đoá sen vậy”). Chỉ sự tôn quý, đẹp đẽ.
Ví dụ : Nguyễn Thị Liên Hoa – Trần Thị Liên.

http://www.webtretho.com/home/
http://www.yeutretho.com/
  • Nhận xét bằng Blogger
  • Nhận xét bằng Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Đặt tên con theo phương pháp khoa học (Phần 2) Rating: 5 Reviewed By: PHÙNG BẢO KIÊN