Tục ngữ có câu: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” có lẽ không chỉ thích hợp khi cuộc sống vật chất còn khó khăn, thiếu thốn mà ngay cả khi điều kiện đã sung túc, chúng ta càng cần phải quan tâm đến chuyện ăn mặc, nhất là biết ăn sao cho hợp lý và khoa học để giữ gìn sức khỏe.Tục ngữ có câu: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” có lẽ không chỉ thích hợp khi cuộc sống vật chất còn khó khăn, thiếu thốn mà ngay cả khi điều kiện đã sung túc, chúng ta càng cần phải quan tâm đến chuyện ăn mặc, nhất là biết ăn sao cho hợp lý và khoa học để giữ gìn sức khỏe.
Ngày nay, khi kinh tế xã hội phát triển, đời sống của mọi người dân đã dần dần được cải thiện, điều kiện vật chất ngày càng phong phú thì chuyện ăn uống với số đông cư dân không còn là sự “thèm khát” nữa, ngược lại, không ít người còn hết sức thoải mái trong chuyện ẩm thực, ăn uống bừa bãi, vô độ, miễn là thỏa mãn khẩu vị. Cùng với lối sống ít hoạt động chân tay (làm việc bàn giấy, đi lại chủ yếu bằng các phương tiện cơ giới), cộng thêm sức ép căng thẳng của công việc, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý như trên đang làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, xơ gan, đái tháo đường…, người ta gọi đó là các căn bệnh thời đại. Trong mô hình bệnh tật của các nước phát triển, có 3 bệnh phổ biến nhất hiện nay là ung thư, tim mạch và đái tháo đường. Các bệnh này ít nhiều đều có nguồn gốc từ thói quen và khẩu phần ăn uống hàng ngày. Đơn cử như ăn quá nhiều thịt, nhiều chất béo động vật, nhất là đồ rán, ăn nhiều chất đường bột nhưng lại ít ăn hải sản, rau và hoa quả, kèm thêm rượu bia, thuốc lá mặc sức… thì sớm muộn cũng không tránh khỏi bệnh tật.
Thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý?
Đó là một chế độ ăn đủ và hợp lý về các chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, nước. Phải biết tính toán khẩu phần ăn sao cho không làm tăng đường máu nhiều sau khi ăn, không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn, đồng thời phải cung cấp đủ năng lượng để đảm bảo duy trì các hoạt động thể lực bình thường, duy trì cân nặng ở mức cân lý tưởng.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến nghị hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ngày dựa trên nhu cầu năng lượng cả ngày, bao gồm: Bữa sáng 10%; bữa phụ sáng 10%; bữa trưa 30%; bữa phụ chiều 10%; bữa tối 30%; bữa phụ tối 10%.
Ngày nay khoa học dinh dưỡng thường quan tâm đến chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm. Đó là khả năng làm tăng đường huyết của một thực phẩm sau khi ăn, lấy chuẩn so sánh là đường glucose hoặc bánh mì. Thí dụ, chỉ số đường huyết của bánh mì trắng là 100%, thì bột dong là 95, gạo trắng: 83, cơm vừa chín tới: 72, khoai tây nghiền: 74, bánh bích qui: 65-77… Để tiện xác định khẩu phần, người ta phân loại thực phẩm theo 3 nhóm có chỉ số đường huyết: cao (từ 70% trở lên), trung bình (từ 56 – 69%) và thấp (từ 55% trở xuống). Như vậy thì các loại thực phẩm có nguồn gốc tinh bột, dưa hấu… thuộc loại chỉ số đường huyết cao; đậu, lạc, sữa chua, sữa gầy, táo, chuối…, có chỉ số đường huyết thấp; còn khoai sọ, cam… có chỉ số đường huyết trung bình. Những người bị bệnh đái tháo đường hoặc muốn giảm cân rất cần biết để chọn lựa thức ăn phù hợp. Với một người bình thường thì khẩu phần ăn cũng cần phải đa dạng, kết hợp nhiều loại thực phẩm để cơ thể được cung cấp và bổ sung đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết, chứ không nên giữ quan niệm đơn giản: “Đói thì thèm thịt, thèm xôi; đã no cơm tẻ thì thôi mọi đường” như lâu nay nhiều người vẫn nghĩ.
Thực phẩm cho người ăn kiêng
Với những người bị đái tháo đường, mỡ máu cao…, ăn kiêng là chuyện phải quan tâm, song không vì thế mà khẩu phần ăn quá khắt khe. Phải biết làm thế nào để mọi sinh hoạt, nhất là chuyện ăn uống không trở nên quá phiền phức, đồng thời cũng phải đủ năng lượng duy trì cuộc sống, đủ sức làm việc và tham gia các hoạt động xã hội. Khoa học dinh dưỡng cùng với ngành công nghiệp thực phẩm đã tạo ra nhiều sản phẩm dinh dưỡng, dùng trong các bữa ăn phụ, có chỉ số đường huyết thấp, không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng mà còn giúp người bệnh kiểm soát được đường huyết. Một trong các giải pháp đó là sử dụng đường Isomalt thay thế đường saccarose.
Isomalt có cấu trúc gần giống các chất bột đường, không có trong tự nhiên. Isomalt được tạo thành sau quá trình enzym hóa và thủy phân hóa saccarose. Nó có độ ngọt khoảng 50 - 60% so với đường kính, có năng lượng thấp (2Kcal/g) và thuộc nhóm chỉ số đường huyết thấp. Dùng thực phẩm chế biến bằng đường Isomalt thì đường huyết sau khi ăn sẽ tăng ít và từ từ nên thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường; giá trị năng lượng thấp giúp kiểm soát cân nặng; không bị vi khuẩn ở miệng lên men và tạo rất ít acid do đó phòng được sâu răng; được WHO và FAO đánh giá là an toàn nên Isomalt là chất phụ gia tạo ngọt thay thế đường được phép sử dụng. Một số loại bánh, mứt, kẹo làm từ đường Isomalt có thể giúp người cần kiêng đường, giảm béo vẫn được thưởng thức hương vị ngày xuân bình thường như tất cả mọi người.
Ngày nay, khi kinh tế xã hội phát triển, đời sống của mọi người dân đã dần dần được cải thiện, điều kiện vật chất ngày càng phong phú thì chuyện ăn uống với số đông cư dân không còn là sự “thèm khát” nữa, ngược lại, không ít người còn hết sức thoải mái trong chuyện ẩm thực, ăn uống bừa bãi, vô độ, miễn là thỏa mãn khẩu vị. Cùng với lối sống ít hoạt động chân tay (làm việc bàn giấy, đi lại chủ yếu bằng các phương tiện cơ giới), cộng thêm sức ép căng thẳng của công việc, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý như trên đang làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, xơ gan, đái tháo đường…, người ta gọi đó là các căn bệnh thời đại. Trong mô hình bệnh tật của các nước phát triển, có 3 bệnh phổ biến nhất hiện nay là ung thư, tim mạch và đái tháo đường. Các bệnh này ít nhiều đều có nguồn gốc từ thói quen và khẩu phần ăn uống hàng ngày. Đơn cử như ăn quá nhiều thịt, nhiều chất béo động vật, nhất là đồ rán, ăn nhiều chất đường bột nhưng lại ít ăn hải sản, rau và hoa quả, kèm thêm rượu bia, thuốc lá mặc sức… thì sớm muộn cũng không tránh khỏi bệnh tật.
Thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý?
Đó là một chế độ ăn đủ và hợp lý về các chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, nước. Phải biết tính toán khẩu phần ăn sao cho không làm tăng đường máu nhiều sau khi ăn, không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn, đồng thời phải cung cấp đủ năng lượng để đảm bảo duy trì các hoạt động thể lực bình thường, duy trì cân nặng ở mức cân lý tưởng.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến nghị hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ngày dựa trên nhu cầu năng lượng cả ngày, bao gồm: Bữa sáng 10%; bữa phụ sáng 10%; bữa trưa 30%; bữa phụ chiều 10%; bữa tối 30%; bữa phụ tối 10%.
Ngày nay khoa học dinh dưỡng thường quan tâm đến chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm. Đó là khả năng làm tăng đường huyết của một thực phẩm sau khi ăn, lấy chuẩn so sánh là đường glucose hoặc bánh mì. Thí dụ, chỉ số đường huyết của bánh mì trắng là 100%, thì bột dong là 95, gạo trắng: 83, cơm vừa chín tới: 72, khoai tây nghiền: 74, bánh bích qui: 65-77… Để tiện xác định khẩu phần, người ta phân loại thực phẩm theo 3 nhóm có chỉ số đường huyết: cao (từ 70% trở lên), trung bình (từ 56 – 69%) và thấp (từ 55% trở xuống). Như vậy thì các loại thực phẩm có nguồn gốc tinh bột, dưa hấu… thuộc loại chỉ số đường huyết cao; đậu, lạc, sữa chua, sữa gầy, táo, chuối…, có chỉ số đường huyết thấp; còn khoai sọ, cam… có chỉ số đường huyết trung bình. Những người bị bệnh đái tháo đường hoặc muốn giảm cân rất cần biết để chọn lựa thức ăn phù hợp. Với một người bình thường thì khẩu phần ăn cũng cần phải đa dạng, kết hợp nhiều loại thực phẩm để cơ thể được cung cấp và bổ sung đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết, chứ không nên giữ quan niệm đơn giản: “Đói thì thèm thịt, thèm xôi; đã no cơm tẻ thì thôi mọi đường” như lâu nay nhiều người vẫn nghĩ.
Thực phẩm cho người ăn kiêng
Với những người bị đái tháo đường, mỡ máu cao…, ăn kiêng là chuyện phải quan tâm, song không vì thế mà khẩu phần ăn quá khắt khe. Phải biết làm thế nào để mọi sinh hoạt, nhất là chuyện ăn uống không trở nên quá phiền phức, đồng thời cũng phải đủ năng lượng duy trì cuộc sống, đủ sức làm việc và tham gia các hoạt động xã hội. Khoa học dinh dưỡng cùng với ngành công nghiệp thực phẩm đã tạo ra nhiều sản phẩm dinh dưỡng, dùng trong các bữa ăn phụ, có chỉ số đường huyết thấp, không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng mà còn giúp người bệnh kiểm soát được đường huyết. Một trong các giải pháp đó là sử dụng đường Isomalt thay thế đường saccarose.
Isomalt có cấu trúc gần giống các chất bột đường, không có trong tự nhiên. Isomalt được tạo thành sau quá trình enzym hóa và thủy phân hóa saccarose. Nó có độ ngọt khoảng 50 - 60% so với đường kính, có năng lượng thấp (2Kcal/g) và thuộc nhóm chỉ số đường huyết thấp. Dùng thực phẩm chế biến bằng đường Isomalt thì đường huyết sau khi ăn sẽ tăng ít và từ từ nên thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường; giá trị năng lượng thấp giúp kiểm soát cân nặng; không bị vi khuẩn ở miệng lên men và tạo rất ít acid do đó phòng được sâu răng; được WHO và FAO đánh giá là an toàn nên Isomalt là chất phụ gia tạo ngọt thay thế đường được phép sử dụng. Một số loại bánh, mứt, kẹo làm từ đường Isomalt có thể giúp người cần kiêng đường, giảm béo vẫn được thưởng thức hương vị ngày xuân bình thường như tất cả mọi người.