Rau muống non xanh, tươi, thái nhỏ nấu canh với Đậu (Đỗ) phụng tươi giã nát cho thêm tí mắm cua đồng... Một nồi canh thơm ngon, bổ dưỡng và thú vị! Bạn đã bao giờ ăn nó chưa? Nếu chưa, bạn hãy cố gắng để thưởng thức xem sao…
Rau muống còn gọi là Bìm bìm nước, tên khoa học: Ipomoea reptans (L). Rau muống rất dễ trồng, mọc ở dưới nước hoặc trên cạn. Trong rau Muống có: protit 3,2%, đường 2,5%, chất tro và xenlulozơ 1%, nước 92%, Ca 100mg%, P 37mg%, 23% vitamin C, 1,4mg% Fe, 2,9 caroten, 0,10% vitamin B1, 0,7% vitamin PP, 0,9mg% vitamin B2, nhiều chất nhầy. Rau Muống còn có tác dụng:
Chữa ho ra máu: Rau muống và Củ cải tươi, 2 thứ bằng nhau, giã nát vắt lấy nước, cho một ít Mật ong rồi uống.
Chữa chảy máu cam: Cọng rau Muống giã nát, cho Mật ong, ít nước sôi vào uống.
Đại tiện ra máu: Chất xơ trong rau Muống có tác dụng tăng cường nhu động ruột, tăng lượng phân bài tiết ra ngoài; chất lignin trong xơ rau Muống có tác dụng nâng cao chức năng của các đại thực bào, do đó ăn rau Muống có thể phòng ngừa được ung thư đại tràng.
Rau Muống còn có tác dụng giải độc sinh da thịt, có tác dụng trong điều trị sẹo zona. Lá rau Muống cùng lá Vòi voi giã nát đắp lên chỗ sẹo làm hết đau, ngứa. Thân lá rau Muống cùng Mướp đắng, lá Xoan (Sầu đông) giã nát đắp ngực, trán khi sốt cao, khó thở.
Canh rau Muống với Đậu phụng cũng quý với bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn chức năng đại tràng. Rau Muống với Hành tươi nấu canh ăn chữa được viêm lợi, lưỡi, viêm khoang miệng, viêm môi, chống táo bón, đái dắt, đái buốt, đại tiểu tiện ra máu. Tuy nhiên, cũng nên hạn chế hoặc không nên ăn rau Muống khi bị các bệnh như: đau, nhức các khớp, sỏi thận, bệnh thống phong (bệnh Gút). Với trẻ em, không nên ăn nhiều rau Muống vì khi chất sắt lên 1,4mg% thì chân răng trẻ nhỏ thường bám vàng.
Rau muống còn gọi là Bìm bìm nước, tên khoa học: Ipomoea reptans (L). Rau muống rất dễ trồng, mọc ở dưới nước hoặc trên cạn. Trong rau Muống có: protit 3,2%, đường 2,5%, chất tro và xenlulozơ 1%, nước 92%, Ca 100mg%, P 37mg%, 23% vitamin C, 1,4mg% Fe, 2,9 caroten, 0,10% vitamin B1, 0,7% vitamin PP, 0,9mg% vitamin B2, nhiều chất nhầy. Rau Muống còn có tác dụng:
Chữa ho ra máu: Rau muống và Củ cải tươi, 2 thứ bằng nhau, giã nát vắt lấy nước, cho một ít Mật ong rồi uống.
Chữa chảy máu cam: Cọng rau Muống giã nát, cho Mật ong, ít nước sôi vào uống.
Đại tiện ra máu: Chất xơ trong rau Muống có tác dụng tăng cường nhu động ruột, tăng lượng phân bài tiết ra ngoài; chất lignin trong xơ rau Muống có tác dụng nâng cao chức năng của các đại thực bào, do đó ăn rau Muống có thể phòng ngừa được ung thư đại tràng.
Rau Muống còn có tác dụng giải độc sinh da thịt, có tác dụng trong điều trị sẹo zona. Lá rau Muống cùng lá Vòi voi giã nát đắp lên chỗ sẹo làm hết đau, ngứa. Thân lá rau Muống cùng Mướp đắng, lá Xoan (Sầu đông) giã nát đắp ngực, trán khi sốt cao, khó thở.
Canh rau Muống với Đậu phụng cũng quý với bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn chức năng đại tràng. Rau Muống với Hành tươi nấu canh ăn chữa được viêm lợi, lưỡi, viêm khoang miệng, viêm môi, chống táo bón, đái dắt, đái buốt, đại tiểu tiện ra máu. Tuy nhiên, cũng nên hạn chế hoặc không nên ăn rau Muống khi bị các bệnh như: đau, nhức các khớp, sỏi thận, bệnh thống phong (bệnh Gút). Với trẻ em, không nên ăn nhiều rau Muống vì khi chất sắt lên 1,4mg% thì chân răng trẻ nhỏ thường bám vàng.
Caythuocquy.info.vn