Ngũ vị trong ăn uống gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Nếu dùng đúng liều lượng thì rất có lợi cho sức khoẻ.
- Ngọt: do đường sinh ra, là nguồn nhiệt lượng chủ yếu cho cơ thể con người. Vị ngọt có tác dụng bồi bổ khí huyết, giải độc.
- Chua: do axit hữu cơ sinh ra, có tác dụng kích thích sự thèm ăn, làm khoẻ tì vị, tăng sức mạnh cho gan, nâng cao khả năng hấp thụ phốt pho và canxi.
- Cay: chủ yếu do kiềm ớt (capsium annormi) sinh ra, có tác dụng tăng co bóp của dạ dày, tăng cường sự bài tiết của dịch tiêu hoá, tăng cường hoạt tính của Amilada, tăng sự tuần hoàn của huyết dịch và trao đổi chất của cơ thể; có tác dụng đánh gió, giải lạnh, thư giãn gân cốt và lưu thông máu.
- Đắng: chủ yếu do kiềm hữu cơ trong đồ ăn sinh ra, có tác dụng lợi tiểu, điều tiết gan, thận.
- Mặn: chủ yếu sinh ra từ muối ăn, nó là nguồn natri và clo. Vị mặn có thể giữ được cân bằng áp lực thẩm thấu giữa huyết dịch và tế bào, điều tiết quá trình trao đổi muối – nước. Khi bị thổ tả nặng, đi tướt nặng hay mất nước nguy kịch, bổ sung một lượng muối nhạt sẽ ngăn được hiện tượng thất thoát lớn cho các nguyên tố vi lượng trong cơ thể.
Tính chất chung của ngũ vị là như vậy, tuy nhiên, không phải vì thế mà ai cũng sử dụng đồng đều được như nhau. Áp huyết cao phải kiêng bớt mặn, tiểu đường kiêng bớt ngọt... Dư thừa cho dù là chất bổ cũng không phải là tốt, hụt thiếu một chất nào đó cũng không phải là hay. Chỉ có đúng mức, đúng liều lượng mới là điều hợp lý nhất.
- Ngọt: do đường sinh ra, là nguồn nhiệt lượng chủ yếu cho cơ thể con người. Vị ngọt có tác dụng bồi bổ khí huyết, giải độc.
- Chua: do axit hữu cơ sinh ra, có tác dụng kích thích sự thèm ăn, làm khoẻ tì vị, tăng sức mạnh cho gan, nâng cao khả năng hấp thụ phốt pho và canxi.
- Cay: chủ yếu do kiềm ớt (capsium annormi) sinh ra, có tác dụng tăng co bóp của dạ dày, tăng cường sự bài tiết của dịch tiêu hoá, tăng cường hoạt tính của Amilada, tăng sự tuần hoàn của huyết dịch và trao đổi chất của cơ thể; có tác dụng đánh gió, giải lạnh, thư giãn gân cốt và lưu thông máu.
- Đắng: chủ yếu do kiềm hữu cơ trong đồ ăn sinh ra, có tác dụng lợi tiểu, điều tiết gan, thận.
- Mặn: chủ yếu sinh ra từ muối ăn, nó là nguồn natri và clo. Vị mặn có thể giữ được cân bằng áp lực thẩm thấu giữa huyết dịch và tế bào, điều tiết quá trình trao đổi muối – nước. Khi bị thổ tả nặng, đi tướt nặng hay mất nước nguy kịch, bổ sung một lượng muối nhạt sẽ ngăn được hiện tượng thất thoát lớn cho các nguyên tố vi lượng trong cơ thể.
Tính chất chung của ngũ vị là như vậy, tuy nhiên, không phải vì thế mà ai cũng sử dụng đồng đều được như nhau. Áp huyết cao phải kiêng bớt mặn, tiểu đường kiêng bớt ngọt... Dư thừa cho dù là chất bổ cũng không phải là tốt, hụt thiếu một chất nào đó cũng không phải là hay. Chỉ có đúng mức, đúng liều lượng mới là điều hợp lý nhất.
Caythuocquy.info.vn