Giữa các thực phẩm ngon, chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều người thích ăn ngải cứu.Không khó để tìm mua ngải cứu trong chợ hay siêu thị, bởi đây vừa là rau nấu các món ngon bổ dưỡng vừa là thuốc chữa bệnh. Ngải cứu được trồng quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là tháng 6, sau đó phơi khô, dùng để ăn hoặc chữa bệnh khi cần.
Công dụng của ngải cứu
Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thân có thể cao đến bốn, năm thước, lá phát triển tứ phía. Ngải cứu có vị đắng đặc trưng, cay, ấm dùng trong mùa đông rất hợp. Loại cây này thường dùng để điều hòa kinh nguyệt, người kiệt sức, đang mang thai, đang cho con bú hoặc người ốm lâu ngày… Ngoài ra, ngải cũng dùng để lấy lửa bằng cách dùng hai con dao cọ vào nhau đốt cháy bằng lá ngải.
Giữa rất nhiều thực phẩm thơm ngon, chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều người thích ăn ngải cứu, cũng không lạ khi vị đắng của ngải diệp trị được rất nhiều bệnh. Từ rất lâu trước đó, ngải cứu đã được sử dụng như một loại rau, một cây thuốc quý trồng sau vườn để giải nhiệt, giúp người mới ốm dậy mau khỏe.
Ngải cứu nhìn hơi giống rau cải cúc (tần ô). Cũng là những chiếc lá nhỏ, màu trắng xanh nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân cải cúc mập mạp chứ không khẳng khiu như ngải cứu và mùi hương ngải cứu hơi hắc một chút.
Với các bà, các mẹ, ngải cứu là loại rau quen thuộc sau mỗi lần vượt cạn. Khi sức khỏe yếu nhất, cơ thể mất đi lượng máu đáng kể, cảm giác kiệt sức, ngải cứu chính là phương thuốc đơn giản mà diệu kỳ nhất. Trẻ nhỏ thường hay nô đùa, té ngã dẫn đến chảy máu, chỉ cần bứt lá ngải cứu tươi giã nát cùng với muối, đắp lên vết sẽ giúp cầm máu nhanh mà không gây đau nhức. Những bé bị rôm sảy, các bà mẹ cũng có thể dùng nước ngải cứu sau khi giã để tắm mỗi ngày giúp da trẻ mát hơn, tránh rôm mọc trở lại. Kết hợp với nguyên liệu chính, như trứng, thịt… món ăn từ ngải cứu không chỉ đầy bổ dưỡng mà còn rất ngon. Đơn giản nhất là món trứng hấp-chiên lá ngải. Với người mới ốm dậy, món ăn thích hợp vì mềm, dễ tiêu hóa. Khỏe hơn một chút có thể ăn gà tần ngải cứu, thuốc bắc. Món này phải ăn hết nước dùng mới bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ gà, lá ngải cứu và thuốc.
Nếu không có điều kiện mua ngải cứu tươi thường xuyên, có thể mua một lần, về phơi khô ngoài sương giá và nắng sớm, đun với nước sôi, chưng cất thành tinh dầu ngải để chữa ho khan, hen suyễn… Ngoài ra, ngải cứu còn dùng để làm đẹp da với phương pháp đơn giản là dùng lá ngải cứu tươi đắp lên mặt mỗi ngày khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, liên tục trong vòng 2 tuần sẽ thấy da trắng hồng, sáng mịn.
Không chỉ có tác dụng về thể chất, ngải cứu còn giúp nhiều người an tâm về tinh thần mỗi khi đi ra đường vì theo quan niệm xưa, cây thuốc này có tác dụng xua đuổi tà ma. Trước đây, trong ngày tết Đoan Ngọ, trước cửa nhà thường xuất hiện hình nộm cắm ngải cứu hoặc dây băng cuốn ngải cứu cài lên tóc, ngày nay nhiều người sử dụng túi thơm hình trái tim đựng ngải cứu bên trong với mong muốn may mắn trong tình yêu vì ngải đồng âm với từ “ái-yêu”. Đây cũng là quà tặng mà nhiều cặp nam nữ trao cho nhau để kết chặt sợi dây tình cảm.
Sườn hầm ngải cứu
Nguyên liệu:
Sườn heo: 500g
Ngải cứu: 1 bó:
Hành tím: 2 củ
1 thìa súp hành tím băm, 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối.
Cách làm:
Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp sườn với ½ hành băm, muối, hạt nêm, để 10 phút cho thấm gia vị. Ngải cứu nhặt phần ngọn, rửa sạch, vò lá cho bớt đắng.
Làm nóng dầu ăn, cho ½ hành còn lại vào phi thơm, cho sườn vào xào săn lại, đổ 4 bát nước vào đun sôi, để lửa riu khoảng 20 phút. Cho ngải cứu vào đun sôi thêm 5 phút nữa, nêm muối, hạt nêm vừa ăn. Tắt bếp.
Múc canh sườn ngải cứu ra tô, rắc tiêu lên, dùng nóng.
Gà tần ngải cứu
Nguyên liệu:
Đùi và cánh gà: 500g
Ngải cứu: 1 bó
Nghệ tươi: 1 củ
1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp rượu trắng, 2 thìa cà phê dầu ăn.
Cách làm:
Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Nghệ rửa sạch, gọt vỏ, đập giập. Cho gà vào nồi ướp với nghệ, muối, hạt nêm, để khoảng 20 phút cho thấm.
Ngải cứu nhặt phần ngọn, bỏ thân, rửa sạch. Gắp gà ra bát, sau đó cho ngải cứu vào nồi vừa ướp gà, nêm dầu ăn vào đảo đều, cho từng miếng gà lên, xếp xen kẽ với ngải cứu. Để 10 phút nữa cho gia vị thấm đều.
Đổ thêm 1 bát nước vào nồi, cho lên bếp đun lửa lớn đến khi sôi thì giảm lửa vừa khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để nguội, lặp lại quy trình 1 lần nữa, cuối cùng cho thêm rượu vào cho gà dậy mùi thơm là được.
Trứng hấp ngải cứu
Nguyên liệu:
Thịt nạc heo: 100g
Trứng gà: 3 quả
Ngải cứu: 20g
1 củ hành tím, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu.
Cách làm:
Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp thịt với muối, hành tím, tiêu, để 10 phút cho thấm gia vị.
Trứng gà tách vỏ cho vào chén, nêm chút muối, hạt nêm vào đánh tan đều.
Ngải cứu vò lá hơi nát cho bớt đắng, rửa sạch, thái nhỏ.
Cho ngải cứu, thịt heo vào trứng, trộn đều. Cho trứng vào nồi hấp cách thủy 15 phút là được.
Dọn trứng ra đĩa, rắc ít tiêu lên trên, ăn kèm cơm nóng.
Công dụng của ngải cứu
Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thân có thể cao đến bốn, năm thước, lá phát triển tứ phía. Ngải cứu có vị đắng đặc trưng, cay, ấm dùng trong mùa đông rất hợp. Loại cây này thường dùng để điều hòa kinh nguyệt, người kiệt sức, đang mang thai, đang cho con bú hoặc người ốm lâu ngày… Ngoài ra, ngải cũng dùng để lấy lửa bằng cách dùng hai con dao cọ vào nhau đốt cháy bằng lá ngải.
Giữa rất nhiều thực phẩm thơm ngon, chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều người thích ăn ngải cứu, cũng không lạ khi vị đắng của ngải diệp trị được rất nhiều bệnh. Từ rất lâu trước đó, ngải cứu đã được sử dụng như một loại rau, một cây thuốc quý trồng sau vườn để giải nhiệt, giúp người mới ốm dậy mau khỏe.
Ngải cứu nhìn hơi giống rau cải cúc (tần ô). Cũng là những chiếc lá nhỏ, màu trắng xanh nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân cải cúc mập mạp chứ không khẳng khiu như ngải cứu và mùi hương ngải cứu hơi hắc một chút.
Với các bà, các mẹ, ngải cứu là loại rau quen thuộc sau mỗi lần vượt cạn. Khi sức khỏe yếu nhất, cơ thể mất đi lượng máu đáng kể, cảm giác kiệt sức, ngải cứu chính là phương thuốc đơn giản mà diệu kỳ nhất. Trẻ nhỏ thường hay nô đùa, té ngã dẫn đến chảy máu, chỉ cần bứt lá ngải cứu tươi giã nát cùng với muối, đắp lên vết sẽ giúp cầm máu nhanh mà không gây đau nhức. Những bé bị rôm sảy, các bà mẹ cũng có thể dùng nước ngải cứu sau khi giã để tắm mỗi ngày giúp da trẻ mát hơn, tránh rôm mọc trở lại. Kết hợp với nguyên liệu chính, như trứng, thịt… món ăn từ ngải cứu không chỉ đầy bổ dưỡng mà còn rất ngon. Đơn giản nhất là món trứng hấp-chiên lá ngải. Với người mới ốm dậy, món ăn thích hợp vì mềm, dễ tiêu hóa. Khỏe hơn một chút có thể ăn gà tần ngải cứu, thuốc bắc. Món này phải ăn hết nước dùng mới bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ gà, lá ngải cứu và thuốc.
Nếu không có điều kiện mua ngải cứu tươi thường xuyên, có thể mua một lần, về phơi khô ngoài sương giá và nắng sớm, đun với nước sôi, chưng cất thành tinh dầu ngải để chữa ho khan, hen suyễn… Ngoài ra, ngải cứu còn dùng để làm đẹp da với phương pháp đơn giản là dùng lá ngải cứu tươi đắp lên mặt mỗi ngày khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, liên tục trong vòng 2 tuần sẽ thấy da trắng hồng, sáng mịn.
Không chỉ có tác dụng về thể chất, ngải cứu còn giúp nhiều người an tâm về tinh thần mỗi khi đi ra đường vì theo quan niệm xưa, cây thuốc này có tác dụng xua đuổi tà ma. Trước đây, trong ngày tết Đoan Ngọ, trước cửa nhà thường xuất hiện hình nộm cắm ngải cứu hoặc dây băng cuốn ngải cứu cài lên tóc, ngày nay nhiều người sử dụng túi thơm hình trái tim đựng ngải cứu bên trong với mong muốn may mắn trong tình yêu vì ngải đồng âm với từ “ái-yêu”. Đây cũng là quà tặng mà nhiều cặp nam nữ trao cho nhau để kết chặt sợi dây tình cảm.
Sườn hầm ngải cứu
Nguyên liệu:
Sườn heo: 500g
Ngải cứu: 1 bó:
Hành tím: 2 củ
1 thìa súp hành tím băm, 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối.
Cách làm:
Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp sườn với ½ hành băm, muối, hạt nêm, để 10 phút cho thấm gia vị. Ngải cứu nhặt phần ngọn, rửa sạch, vò lá cho bớt đắng.
Làm nóng dầu ăn, cho ½ hành còn lại vào phi thơm, cho sườn vào xào săn lại, đổ 4 bát nước vào đun sôi, để lửa riu khoảng 20 phút. Cho ngải cứu vào đun sôi thêm 5 phút nữa, nêm muối, hạt nêm vừa ăn. Tắt bếp.
Múc canh sườn ngải cứu ra tô, rắc tiêu lên, dùng nóng.
Gà tần ngải cứu
Nguyên liệu:
Đùi và cánh gà: 500g
Ngải cứu: 1 bó
Nghệ tươi: 1 củ
1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp rượu trắng, 2 thìa cà phê dầu ăn.
Cách làm:
Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Nghệ rửa sạch, gọt vỏ, đập giập. Cho gà vào nồi ướp với nghệ, muối, hạt nêm, để khoảng 20 phút cho thấm.
Ngải cứu nhặt phần ngọn, bỏ thân, rửa sạch. Gắp gà ra bát, sau đó cho ngải cứu vào nồi vừa ướp gà, nêm dầu ăn vào đảo đều, cho từng miếng gà lên, xếp xen kẽ với ngải cứu. Để 10 phút nữa cho gia vị thấm đều.
Đổ thêm 1 bát nước vào nồi, cho lên bếp đun lửa lớn đến khi sôi thì giảm lửa vừa khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để nguội, lặp lại quy trình 1 lần nữa, cuối cùng cho thêm rượu vào cho gà dậy mùi thơm là được.
Trứng hấp ngải cứu
Nguyên liệu:
Thịt nạc heo: 100g
Trứng gà: 3 quả
Ngải cứu: 20g
1 củ hành tím, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu.
Cách làm:
Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp thịt với muối, hành tím, tiêu, để 10 phút cho thấm gia vị.
Trứng gà tách vỏ cho vào chén, nêm chút muối, hạt nêm vào đánh tan đều.
Ngải cứu vò lá hơi nát cho bớt đắng, rửa sạch, thái nhỏ.
Cho ngải cứu, thịt heo vào trứng, trộn đều. Cho trứng vào nồi hấp cách thủy 15 phút là được.
Dọn trứng ra đĩa, rắc ít tiêu lên trên, ăn kèm cơm nóng.