Rễ đinh lăng được thu hái ở những cây đã có từ 4 - 5 tuổi trở lên. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để giữ mùi thơm.
Lá đinh lăng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành đinh lăng sắc uống chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây.
Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc trị liệu các bệnh chứng trong đó có đinh lăng.
* Chữa vết thương: Lá đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương.
* Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
* Bồi bổ và khai vị (nhờ công hiệu của rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ thể): Chọn dùng một trong các cách như: Lấy rễ đinh lăng khô thái lát 150g, không sao tẩm, tán bột, ngâm trong 1.000ml rượu gạo 35 - 40 độ, trong 7 - 10 ngày liền (hằng ngày lắc đều 1 lần) ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống 5 - 10ml.
* Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
* Thông tia sữa tắc: Rễ đinh lăng 30 - 40g, sắc với 500ml nước còn 250ml chia 2 - 3 lần uống nóng trong ngày, uống liền 2 - 3 ngày.
Lá đinh lăng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành đinh lăng sắc uống chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây.
Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc trị liệu các bệnh chứng trong đó có đinh lăng.
* Chữa vết thương: Lá đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương.
* Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
* Bồi bổ và khai vị (nhờ công hiệu của rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ thể): Chọn dùng một trong các cách như: Lấy rễ đinh lăng khô thái lát 150g, không sao tẩm, tán bột, ngâm trong 1.000ml rượu gạo 35 - 40 độ, trong 7 - 10 ngày liền (hằng ngày lắc đều 1 lần) ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống 5 - 10ml.
* Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
* Thông tia sữa tắc: Rễ đinh lăng 30 - 40g, sắc với 500ml nước còn 250ml chia 2 - 3 lần uống nóng trong ngày, uống liền 2 - 3 ngày.
Theo - Bee